90% Startup khởi nghiệp thất bại và hơn một nửa trong số đó tồn tại không quá 3 năm. Đây là một con số rất đáng suy ngẫm. Có vẻ như 2 từ “khởi nghiệp” đang bị nhiều bạn trẻ lạm dụng và có những bước Startup thiếu đúng đắn. “Thất bại là mẹ thành công” – Đúng. Nhưng liệu bạn có đủ nguồn lực để thất bại liên tục cho đến khi có được thành công hay không?
Và câu hỏi được đặt ra là: Cần làm gì để hạn chế tỷ lệ khởi nghiệp thất bại? Làm gì để hạn chế tối đa những thiệt hại nếu doanh nghiệp bị phá sản? Bên cạnh việc có một kế hoạch kinh doanh tốt, bạn cần đảm bảo mình không phạm phải 6 sai lầm sau đây.
Khởi nghiệp thất bại vì thiếu vốn
Bạn có biết vì sao đa phần các công ty Startup chỉ hoạt động đến năm thứ 3 rồi phá sản hay không? Bởi vì đây là giai đoạn phát triển. Họ cần vốn để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh. Và để thực hiện được những điều này, bạn phải đảm bảo yếu tố đầu tiên và “tiền đâu?”. Các Startup trẻ đang thiếu kỹ năng rất quan trọng khi khởi nghiệp chính là Kêu gọi vốn đầu tư.
>>> Bạn có biết: Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam là những loại hình nào?
Việc thiếu kỹ năng kêu gọi đầu tư sẽ khiến chính doanh nghiệp bạn không huy động được vốn. Tệ hơn, trong quá trình thương lượng, một vài Startup không tỉnh táo hoặc quá áp lực về nhu cầu vốn của mình nên đã chấp nhận mất quá nhiều cổ phần vào tay nhà đầu tư. Dẫn đến doanh nghiệp sẽ dần bị “nuốt chửng”.
Hãy chắc chắn bạn có khả năng gọi vốn khởi nghiệp trước khi muốn phát triển doanh nghiệp. Tạo một nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp rồi hãy tính những bước xa hơn nếu không muốn khởi nghiệp thất bại.
Định vị sai sản phẩm, dịch vụ
“Ý tưởng độc đáo chắc chắn sẽ thành công” – Lại một suy nghĩ sai lầm nữa của các Startup dễ dẫn đến khởi nghiệp thất bại. Họ quá tập trung vào việc đưa ra những ý tưởng độc lạ, mơ mộng mà rời xa một thực tế rằng: Kinh doanh chính là bán những gì khách hàng cần. Để có thể tìm được một sản phẩm, dịch vụ có thể kinh doanh, trước tiên bạn hãy xuất phát từ nhu cầu và vấn đề của bản thân. Sau đó, nghiên cứu mở rộng đến những người xung quanh và cuối cùng là khảo sát nhu cầu trên quy mô lớn.
Hãy đảm bảo rằng, giải pháp bạn cung cấp sẽ giải quyết vấn đề của chính bạn rồi sau đó hãy nhân rộng nó lên. Ý tưởng sáng tạo nhưng không được xa rời thực tế. Bởi vì chỉ cần định vị sai, thì đã sai ngay từ bước đầu và dẫn đến khởi nghiệp thất bại.
Kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp
Bởi không có kinh nghiệm nên nhiều startup đã khởi nghiệp thất bại. Một công ty non trẻ rất cần một vị thuyền trưởng xuất sắc để lèo lái con tàu vượt qua biển lớn. Khả năng vận hành sẽ quyết định được bạn có phải là một nhà lãnh đạo giỏi hay không. Hãy liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức quản lý doanh nghiệp. Tham vấn từ những người đi trước để tìm ra một hướng đi phù hợp nhất cho mình. Cách một doanh nghiệp hoạt động nên được tính toán kỹ lưỡng ngay trên bản kế hoạch.
Quản lý chi phí kém hiệu quả
Quản lý chi phí kém hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến khởi nghiệp thất bại. Chi phí luôn là một vấn đề sống còn của bất kỳ doanh nghiệp nào và đối với Startup, đây nên là vấn đề nên được đặt lên hàng đầu. Bạn chỉ nên chi tiêu cho những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty như chi phí Marketing, tiền lương cho nhân viên,… Cắt giảm những hạng mục không thật cần thiết. Đối với những người lãnh đạo giỏi, họ sẽ luôn chủ động đàm phán với các nhà đầu tư trước thời điểm công ty cạn vốn. Điều này giúp doanh nghiệp luôn làm chủ được dòng tiền của mình và tái đầu tư khi cần thiết.
Không tìm được những cộng sự ưng ý
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” – Yếu tố con người luôn rất quan trọng với các công ty Startup. Nếu không tìm được những người đồng đội có chuyên môn tốt và thực sự tin tưởng bạn, chắc chắn bạn khó có thể đi được đến thành công và chắc chắn sẽ khởi nghiệp thất bại.
Ngoài ra, co-founder (nhà đồng sáng lập) Startup cũng nên là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Đừng chọn co-founder vì quen biết, hãy chọn vì họ có những kỹ năng trái ngược với bạn. Điều này giúp cả 2 (hoặc 3,4,5,… ^_^) có thể bổ sung những khiếm khuyết của nhau. Từ đó sẽ đưa ra được những phương hướng hoạt động tốt hơn. Hãy hạ cái tôi của mình xuống và lắng nghe bạn đồng hành của mình, chắc chắn các bạn sẽ đưa ra được những quyết định tốt nhất.
Dung hòa bộ phận Marketing và Sale?
Quản lý nhân sự không tốt cũng sẽ khiến khởi nghiệp thất bại. Sẽ ra sao nếu bạn có một sản phẩm tốt, dịch vụ chất lượng cao nhưng không ai biết đến? Tin tôi đi, chắc chắn sẽ phải có ai đó nói và bán cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ của bạn đúng không?
Marketing sẽ là phương tiện truyền thông những giá trị của doanh nghiệp đến với khách hàng. Và Sale sẽ là người quyết định khách hàng có đến với bạn hay không. Doanh số chính là mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp, Sale – Marketing chính là 2 bộ phận sẽ tác động trực tiếp đến điều này.
Hãy đầu tư một đội ngũ bán hàng giỏi, hiểu rõ sản phẩm – dịch vụ và có tâm với khách hàng. Một bộ phận Marketing có đầy đủ kiến thức chuyên môn về thị trường, về thấu hiểu khách hàng sẽ đưa doanh nghiệp đến với thành công.
Khởi nghiệp là một con đường đầy chông gai và không phải ai cũng đi đến thành công. Tuy nhiên, hạn chế khả năng khởi nghiệp thất bại sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm và cơ hội cho lần sau.
>>> Xem thêm: Thuật ngữ startup mà các nhà khởi nghiệp cần lưu ý