Unicorn Startup chính là cột mốc đánh dấu sự lớn mạnh của một công ty khởi nghiệp. Một start-up “hoá kỳ lân” khi giá trị vốn hoá đạt 1 tỷ USD. Nói cách khác, đây chính là mục tiêu mà bất kì nhà khởi nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Cùng điểm qua một số “Startup kỳ lân” tiêu biểu trên thế giới qua bài viết sau đây.
1. Unicorn Startup Uber
Đây chắc chắn là một cái tên không quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Mặc dù bị Grab đánh bại tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á trong năm 2018, nhưng Uber hiện vẫn đang là Công ty Startup có quy mô lớn nhất trên Thế giới.
Được thành lập từ tháng 3/2009 với 2 Co-founder Travis Kalanick và Garrett Camp. Uber đã trở thành một trong những Startup đạt 1 tỷ USD tỉ lệ vốn hoá đầu tiên trên thế giới.
Định giá: 72 tỷ USD
>>> Bạn có biết: Những thuật ngữ startup mà các nhà khởi nghiệp hay dùng
2. Xiaomi
Xiaomi Inc. hiện đang là công ty sản xuất điện thoại lớn nhất tại Trung Quốc, có trụ sở chính tại Bắc Kinh. Được sáng lập bởi 8 Co-founder vào 6/04/2010 và mãi đến tháng 8/2011 mới phát hành được chiếc điện thoại đầu tiên. Nhưng bằng những chiến lược đúng đắn, lựa chọn phân khúc thị trường thông minh, trong gần 10 năm qua, Xiaomi đã vươn lên trở thành hãng sản xuất điện thoại lớn thứ 3 Thế giới (Sau Apple và Samsung).
Định giá: 46 tỷ USD
3. Airbnb
Airbnb (Air Bed and Breakfast) là một mô hình kết nối những người có nhu cầu thuê/cho thuê nhà ở, căn hộ. Airbnb đóng vai trò “môi giới” cho tất cả các giao dịch được thực hiện trên thị trường này. Sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, Airbnb hiện đã có mặt ở 34000 thành phố, hơn 190 quốc gia và hiện là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất Thế giới.
Định giá: 31 tỷ USD
4. We Work
Đứng thứ 3 các Công ty Startup lớn nhất tại Mỹ và thứ 6 trên Thế giới, We Work là công ty khởi nghiệp thứ 2 về Bất động sản trong danh sách này. Với ý tưởng độc đáo – “Định nghĩa lại khái niệm văn phòng làm việc“, We Work đã thổi một làn gió tươi mới vào thị trường văn phòng truyền thống vốn đang dần lỗi thời.
Những văn phòng cho thuê với diện tích tiết kiệm, các chỗ ngồi làm việc linh hoạt dần dần ra đời giúp cho các khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn trong bối cảnh giá thuê văn phòng ngày càng tăng. Chỉ sau 9 năm hoạt động (không tính thời gian hoạt động của Green Desk – Tiền thân của We Work), công ty đã trở thành nơi cung cấp dịch vụ văn phòng Co-working lớn nhất thế giới.
Định giá: 47 tỷ USD
5. Snapchat
Bất chấp sự bùng nổ của Facebook Messenger, WhatApps, Viber,…Snapchat vẫn đứng vững và là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới. Hơn 190 triệu tài khoản hoạt động, 10 tỉ lượt xem video cùng hàng trăm triệu tin nhắn được gửi đi hằng ngày. Các con số trên đã khẳng định được sự tăng trưởng “chóng mặt” của ứng dụng nhắn tin này.
Định giá: 34 tỉ USD
6. SpaceX
Được thành lập từ năm 2002 bởi tỷ phú công nghệ Elon Musk, lý tưởng của SpaceX là nghiên cứu công nghệ để đưa con người du hành vũ trụ (cụ thể là Sao Hoả) với chi phí thấp nhất.
Định giá: 21.5 tỷ USD
7. Pinterest
Mạng xã hội về hình ảnh có mục tiêu “kết nối tất cả mọi người có cùng sở thích trên thế giới”. Người dùng sẽ đăng tải những hình ảnh của mình trên cùng một Board (Bảng) và chia sẻ chúng với những người có chung đam mê. Pinterest được thành lập bởi cựu nhân viên Google – Ben Silbermann và Co-founder của ông – Công ty Cold Brew Labs trong năm 2008.
Định giá: 13.2 tỷ USD
8. Dropbox
Dropbox là một dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến miễn phí được nghiên cứu và phát hành vào năm 2008 bởi Drew Houston và Arash Ferdowsi. Dropbox cho phép người dùng tạo thư mục trên máy tính cá nhân, và được đồng bộ hoá tự động qua hệ thống Dropbox. Các tập tin trong thư mục này có thể truy cập thông qua website hay các ứng dụng điện thoại.
Định giá: 12 tỷ USD
Ngoài các “ông lớn” trên đây, thế giới cũng đã ghi nhận có rất nhiều các Unicorn Startup khác có giá trị khổng lồ. Để đạt được điều này thì tư duy lãnh đạo, sự hiểu biết về thị trường và sức mạnh đội nhóm là những yếu tố then chốt. Trong hàng chục triệu Startup trên thế giới, chỉ có vài trăm Startup là đạt đến giá trị tỉ USD. Vì vậy, đây là một điều không bao giờ dễ dàng. Bạn cần phải nhớ điều này khi khởi nghiệp: Muốn hoá kì lân, hãy tồn tại trước đã!
>>> Xem thêm: Doanh nghiệp startup cần có những yếu tố nào để phát triển doanh nghiệp của mình