8 kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh

Có 1 triết lý trong kinh doanh: Càng mạo hiểm thì càng thành công. Nhưng không phải ai liều lĩnh cũng thành công. Họ luôn thất bại trong việc tìm ý tưởng kinh doanh, phát triển nó thành một sản phẩm/dịch vụ cụ thể lôi kéo được khách hàng.

Sau đây là những kinh nghiệm tìm ý tưởng kinh doanh từ các thương hiệu lớn trên toàn cầu.

>>> Xem thêm: 49 ý tưởng kinh doanh chỉ cần vốn ít

Tìm ý tưởng kinh doanh

8 bài học kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh sáng tạo

1/ Nghĩ về sản phẩm/dịch vụ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn

Bất cứ ý sản phẩm/dịch vụ nào ra đời đều hướng tới một mục tiêu: khách hàng. Các thương hiệu thành công đều đánh trúng thị hiếu của khách hàng, tạo ra những dịch vụ/sản phẩm đúng với nhu cầu của xã hội. Tương tự, bạn hãy dành nhiều thời gian để thử thách, trải nghiệm bản thân để biết được mình cần thiếu gì, cần bổ sung cái gì, kết hợp thêm một chút sáng tạo, bạn đã định hình những loại hình sản phẩm/dịch vụ giúp ích cho bạn.

2/ Xác định loại hình bạn muốn cung cấp: dịch vụ hay sản phẩm

Để tìm ý tưởng kinh doanh mới, hãy nhìn qua các dịch vụ, sản phẩm hiện hữu trên thị trường để phát triển ra những ý tưởng mới đột phá hơn.

Nếu muốn kinh doanh sản phẩm mới, bạn sẽ phải phát triển hoặc cải tiến sản phẩm sẵn và đầu tư sản xuất sảm phẩm. Dù tốn kém trong thời gian đầu nhưng về lâu về dài sẽ mang lại lợi nhuận vô cùng lớn.

Khi cung cấp dịch vụ, bạn sẽ phải bỏ nhu cầu phát triển và sản suất sảm phẩm mới. Chú trọng lấy khách hàng là trọng tâm và mang đến những dịch vụ trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Đặc điểm chung 2 hình thức này bạn cần đến thời gian và tiền bạc. Bạn không thể ra sản phẩm ồ ạt cũng như qua loa với khách hàng. Hãy sắp xếp có kế hoạch thời gian và đầu tư tiền bạn thông minh, bất kể bạn lựa chọn loại hình nào.

3/ Xác định những vấn đề hiện hữu

Đây là cách tìm ý tưởng kinh doanh dễ áp dụng nhất. Điển hình như ông lớn Uber. Ý tưởng tạo ra Uber đến với Travis Kalanick khi anh đang cố tìm chiếc xe taxi để tới dự hội nghị LeWeb tại Paris năm 2008, nhưng không thể nào tìm được chiếc nào. Kalanick đã gọi Paris là nguồn cảm hứng cho dịch vụ tỷ đô của mình.

Qua ví dụ trên ta có thể thấy được, tìm ra vấn đề chính là cách tốt nhất để hình thành ý tưởng kinh doanh.

4/ Dựa trên những ý tưởng kinh doanh sẵn có

8 kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh 1
Uber vs Grab: Cuộc chiên công nghệ từng tốn không ít giấy mực trên các trang báo

Nhìn vào thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, việc dựa vào những ý tưởng kinh doanh sẵn có và “nội địa hóa” phù hợp với điều kiện kinh tế địa phương. Điển hình là 2 ông lớn Grab và Uber. Tại Việt Nam, tuy Grab sinh sau đẻ muộn so với người anh lớn Uber, nhưng nhờ những chiến lược kinh doanh hợp lý, đường lối phát triển rõ ràng, Grab nhanh chóng chiếm được thị phần “xe ôm trực tuyến” và “đá” Uber về nước.

5/ Nhìn về tương lai

Có người nói rằng: Những người khởi nghiệp thành công là những nhà cải cách. Quả thật, điều đó không hề sai tý nào. Đặc biệt là những startup công nghệ, họ rất có tầm nhìn về tương lai, họ dự đoán được điều gì sẽ thành công trong tương lai. Bản thân của bạn cũng có thể làm điều đó bằng cách tự mình đặt câu hỏi những bước tiếp theo của một sản phẩm/ dịch vụ là gì.

Ví dụ như, Go Pro đánh  mạnh vào việc tạo ra một thiết bị “chia sẻ trải nghiệm”, điều mà các ông lớn như Sony, Nikon, Cannon lại không nhìn thấy, họ tập trung vào những tính năng không cần thiết, tăng độ phân giải, chất lượng hình ảnh nhưng quên mất đi tăng thêm trải nghiệm cho người dùng. Từ thiết bị ghi hình tập trung vào các môn thể thao mạo hiểm, ngày nay Go Pro là thương hiệu camera hành trình được mọi người trên thế giới biết đến và sử dụng.

8 kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh 2

6/ Nghiên cứu thị trường khách hàng sơ bộ

Nghiên cứu thị trường giúp cho bạn hiểu được những nhu cầu của khách hàng. Qua đó sẽ giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh từ những chia sẻ từ thị trường.

Với sự phát triển của Internet hiện nay, bạn có thể tự mình nghiên cứu thị trường qua các công cụ tìm kiếm. Nghiên cứu trên mạng từ khóa nào đang phổ biến, được người dùng tìm kiếm nhiều. Qua đó, bạn sẽ hiểu được khách hàng đang cần gì và từ đó tìm ý tưởng kinh doanh và phát triển nó thành một sản phẩm/dịch vụ cụ thể.

7/ Áp dụng kinh nghiệm của bản thân vào 1 lĩnh vực khác

Việc trao dồi kỹ năng cho bản thân không bao giờ thừa thải. Tại nhiều thời điểm, bạn có thể dùng những kinh nghiệm, kỹ năng tích lũy tại lĩnh vực này để cải thiện một lĩnh vực mới. Điển hình như ý tưởng thu gom rác và tái chế của startup Hải Bình- nhà sáng lập Doanh nghiệp xã hội Revival Waste. Trước khi chuyển qua làm startup, anh làm việc tại một công ty truyền thông với phần lớn khách hàng làm về truyền thông môi trường nên câu chuyện môi trường này đã truyền cảm hứng cho a sáng lập ra Revival Waste.

Revival Waste chuyên nghiên cứu từng chủng loại rác, đưa ra phương thức xử lý và phân loại phù hợp, sau đó xây dựng một kế hoạch khả thi cho các doanh nghiệp khác tham gia vào. Với ý tưởng kinh doanh này, a đã gọi vốn thành công 1 tỷ đồng từ Shark Đỗ Liên- chủ tịch Quỹ môi trường xanh Việt Nam.

8 kinh nghiệm giúp bạn tìm ý tưởng kinh doanh 3
Revival Waste với ý tưởng dọn rác tham vọng thay đổi hành vi đối xử rác của người Việt Nam

Vì vậy, không cần phải tìm kiếm ở đâu xa, hãy biết quan sát những vấn đề xung quanh môi trường làm việc của mình, kết hợp với những thế mạnh sẵn có của bản thân, bạn có thể sẽ tìm ra ý tưởng kinh doanh phù hợp.

8/ Ghi lại toàn bộ ý tưởng

Mọi ý tưởng nảy sinh trong đầu bạn, mặc dù nhỏ hay vô nghĩa đến đâu, đều rất giá trị. Hãy có thói quen ghi lại những ý tưởng của bạn nảy rra trong một cuốn sổ tay. Những mảnh ghép nhỏ sẽ tạo nên một tấm hình lớn. Nhìn vào đó bạn sẽ biết cái nào cần loại bỏ, cái nào cần phát triển thành sản phẩm.

Kết

Việc hình thành ý tưởng kinh doanh sáng tạo đôi khi xuất phát từ những điều nhỏ nhặt xung quanh ta. Nếu bạn biết quan sát, vận dụng những điểm mạnh của mình và những điểm thiếu sót của xã hội, bạn sẽ tìm ra được những ý tưởng kinh doanh độc đáo, mang lại lợi nhuận cho bản nhân cũng như góp phần xây dựng xã hội ngày càng phát triển.

Sau khi đã có tìm được ý tưởng kinh doanh của mình, hãy lập kế hoạch phát triển nó, đi từ những cái nhỏ nhất và phát triển nó thành một mô hình rộng lớn.

          >>> Xem thêm: Những ý tưởng kinh doanh Tết cực kỳ độc đáo