Startup hiện nay đang trở thành một xu hướng thực sự. Startup thu hút mọi lứa tuổi, mọi lĩnh vực dẫn đến số lượng công ty Startup Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Có thể mọi người đều biết Startup có nghĩa là gì? nhưng những thuật ngữ Startup không phải ai cũng biết. Để khởi nghiệp, bạn cần phải biết những thuật ngữ Startup thường dùng, để có thể hiểu được cách một doanh nghiệp Startup vận hành là như thế nào.
Thuật ngữ startup – Founder và Co-founder
Founder có nghĩa là người sáng lập, là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp và muốn phát triển nó trở thành một dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, thuật ngữ startup này dùng để chỉ những nhà sáng lập đơn lẻ.
Ví dụ: Jeff Bezos là Founder của Amazon hay Jack Ma của Alibaba
Co-founder (nhà đồng sáng lập) thường dùng để chỉ sự hợp tác, đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức với mục đích thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.
Ví dụ: Co-founder của Facebook là Mark Zuckerberg , Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, của Google là Sergey Brin và Larry Page
>>> Bạn có biết: Những nguyên chính khiến các nhà startup khởi nghiệp thất bại
Các Founder và Co-founder đóng vai trò quan trọng trong những bước khởi đầu của Công ty Startup trong việc định hướng, đưa ra chiến lược phát triển,…
Thuật ngữ startup – Funding là gì?
Funding có nghĩa là gọi vốn hay kêu gọi vốn đầu tư. Thông thường, các startup sẽ gọi vốn khi họ không đủ nguồn lực để mở rộng và phát triển hoặc họ cần một mentor (cố vấn) để định hướng cho những bước tiếp theo của mình. Gọi vốn sẽ diễn ra ở rất nhiều vòng (Round) tùy vào năng lực của Startup, và sau mỗi vòng, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.
Các vòng gọi vốn khởi nghiệp
Pre-seed Round
Đây là giai đoạn khi các ý tưởng, kế hoạch thực hiện được đưa ra và công ty mới thành lập. Các Founder sẽ rót vốn vào để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động gọi là Boostrapping.
Boostrapping (tự lực) dùng để chỉ hình thức tự bỏ vốn ra để kinh doanh của các nhà sáng lập. Tất nhiên, đây chỉ là giai đoạn đầu khi đa số các công ty khởi nghiệp còn non trẻ, không cần nhiều vốn để mở rộng thị và quy mô kinh doanh.
Seed Round
Đây là giai đoạn công ty đã hình thành được sản phẩm, dịch vụ và bắt đầu đi vào hoạt động. Lúc này Công ty đã có một lượng khách hàng và doanh thu nhất định, cần sử dụng vốn để mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
Lúc này, các Angel Investor (nhà đầu tư thiên thần), Incubator (vườn ươm doanh nghiệp) và Accelerator (quỹ tăng tốc) sẽ tiến hành rót vốn cho Startup.
Series A
Đây là thời gian các công ty đã có sự phát triển nhanh chóng về mặt doanh thu, thị trường, quy mô doanh nghiệp,… Đây là vòng chỉ có 10% Startup đến được được do đa phần các công ty khởi nghiệp sẽ phá sản, hoặc không thể tiếp tục tăng trưởng.
Nhà đầu tư ở giai đoạn này sẽ là các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist) với mức đầu tư có thể lên đến 10 triệu $
Các Founder sẽ chuẩn bị đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, dòng tiền, mô hình kinh doanh, business plan,… để trình bày và thuyết phục nhà đầu tư rót vốn (Pitching).
Series B, C,…
Vòng cấp vốn Series B, C sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần
Thông thường tùy vào loại hình, sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp mà các Co-founder sẽ cân nhắc gọi vốn ở vòng này.
Ngoài ra, các còn một số vòng gọi vốn khác như Mezzanine, IPO. Thông thường các Startup Unicorns (công ty được định giá trên 1 tỷ $) mới đủ nguồn lực kêu gọi vòng này.
Thuật ngữ startup – Pitching là gì?
Pitching trong khởi nghiệp là trình bày ý tưởng, tình hình doanh nghiệp, các kế hoạch kinh doanh để đàm phán, thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn. Một Founder hay Co-founder có kỹ năng Pitching tốt sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp của mình. Đôi khi, các Investor chỉ cần nhìn vào phong thái của người đang thuyết trình để ra quyết định đầu tư ngay tại buổi Pitching đó. Chính vì vậy, đây là kỹ năng không thể thiếu của bất kỳ nhà khởi nghiệp nào.
Ví dụ: Chương trình thực tế Shark Tank là một ví dụ điển hình về Pitching
Round Exiting
Đây là giai đoạn các nhà đầu tư sẽ rút vốn khi doanh nghiệp đã đủ cứng cáp và trưởng thành. Giá trị thoái vốn sẽ tùy vào sự thỏa thuận của Founder và Investor.
Hi vọng với những thuật ngữ Startup trên đây, bạn đã có thêm thông tin về các thuật ngữ bổ ích về Startup. Chúc bạn mau chóng khởi nghiệp thành công.
>>> Xem thêm: Top các nhà startup khởi nghiệp và rất thành công trên thế giới
Comments are closed.