Thương hiệu doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đối đầu và cạnh tranh thị phần gay gắt. Nhất là khi càng có nhiều sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài thâm nhập vào kinh tế Việt Nam. Muốn trụ vững trên thị trường, doanh nghiệp phải tạo dựng được dấu ấn trong tâm trí sâu đậm với khách hàng. Vì vậy, điều hết sức quan trọng là trước hết, doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu doanh nghiệp của mình.

Thương hiệu doanh nghiệp là gì?

Thương hiệu doanh nghiệp là những cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp của bạn. Cảm nhận ấy bao hàm những khía cạnh: độ nhận diện, giá trị, cá tính và thuộc tính. Thương hiệu doanh nghiệp giúp ràng buộc người tiêu dùng với sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp thông qua mối quan hệ người tiêu dùng – thương hiệu.

Thương hiệu doanh nghiệp là câu chuyện kết nối những người trong cùng một doanh nghiệp với nhau và tạo mối liên hệ từ họ ra khách hàng bên ngoài. Đây cũng là thứ độc nhất vô nhị mà dù cho sản phẩm/dịch vụ có bị bắt chước, sao chép, doanh nghiệp vẫn được khách hàng nhớ đến khi cần cung ứng nhu cầu. Điều đặc biệt: sản phẩm/dịch vụ có thể trở thành lỗi thời nhanh chóng, nhưng thương hiệu là thứ trường tồn.

Thương hiệu doanh nghiệp được khách hàng hình thành cảm nhận thông qua 3 hoạt động tương tác chính:

  • Hoạt động truyền thông từ phía doanh nghiệp: đây là những chiến dịch: quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân, viral clip,.. doanh nghiệp chủ động thực hiện nhằm tạo ra cảm nhận tích cực của khách hàng dành cho thương hiệu doanh nghiệp.
  • Tiếp xúc với nhân viên: cảm nhận của khách hàng được xây dựng thông qua những lần tiếp xúc đại sức thương hiệu, đại diện cho thương hiệu.
  • Trải nghiệm doanh nghiệp: sau khi mua và sử dụng một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, khách hàng sẽ đưa ra những đánh giá và cảm nhận dành cho doanh nghiệp.

Thương hiệu doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp 1

Vai trò của thương hiệu doanh nghiệp

Không chỉ là một cái tên hay, một câu hứa hẹn với khách hàng là đã xây dựng được thương hiệu. Đó phải là một quá trình khách hàng tích lũy cảm nhận với đầy đủ các khía cạnh cảm tính và lý tính.

Nâng cao độ nhận diện sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Giữa nền kinh tế thị trường càng lúc càng xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tương tự nhau. Trừ khi khách hàng nhận diện được doanh nghiệp của bạn bán gì, mang lại cho khách hàng những giá trị gì, bằng không, sản phẩm/dịch vụ của bạn phải đối mặt với nguy cơ “tiến thoái lưỡng nan” không bán được hàng.

Chính thương hiệu là thứ tạo sự khác biệt hình thành nên dấu ấn để nhắc nhở khách hàng. Cũng như con người chúng ta, mỗi người một giọng nói, cá tính và phong cách ăn mặc. Chính điều này đã xác lập ta là ai và thương hiệu doanh nghiệp cũng vậy.

Kết nối với khách hàng

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một chặng đường dài mà trong đó, doanh nghiệp phải giúp khách hàng tin vào thương hiệu, đồng hành và hình thành lòng trung thành với thương hiệu. Con đường cảm xúc luôn là con đường liên kết thương hiệu và khách hàng bền chặt nhất.

Chính vì thế, thương hiệu được thể hiện thông qua cảm nhận của khách hàng. Thế nên, hãy gắn kết “chất xúc tác” xúc cảm vào thương hiệu của bạn. Truyền tải chúng một cách khéo léo và ý nhị, tránh trường hợp lạm dụng quá đà gây phản tác dụng.

Thương hiệu doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp 2

Dễ dàng thuyết phục khách hàng

Một thương hiệu doanh nghiệp thông minh là thương hiệu biết cách đưa ra những lý do để thuyết phục khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ của mình. Càng truyền tải rõ ràng thông điệp và giá trị thương hiệu của mình, doanh nghiệp càng nâng cao khả năng thu hút khách hàng trung thành thực sự.

Một sản phẩm “vừa vặn” với nhu cầu cùng trải nghiệm thương hiệu doanh nghiệp ấn tượng tích cực sẽ hỗ trợ rất nhiều đến quá trình mua hàng của khách hàng. Bởi họ đã nắm trong lòng bàn tay những gì họ cần và sắp được trải nghiệm khi đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Đồng bộ và mở rộng thị trường

Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp với chiến lược và tầm nhìn rõ ràng giúp gắn kết từ nội bộ cho đến bên ngoài. Chẳng có gì tuyệt vời hơn khi thương hiệu có một “câu chuyện” được nhân viên trong doanh nghiệp thấu hiểu truyền đạt “câu chuyện” đó cho nhau. Rộng hơn, “câu chuyện” đó được lan tỏa ra bên ngoài cộng đồng, xã hội. Thông điệp thương hiệu mang đến được đồng bộ hóa và thống nhất, tăng khả năng thuyết phục.

Đồng thời, một thương hiệu mạnh luôn là “cục nam châm” có sức hút rất lớn đối với thị trường. Thương hiệu tốt giúp doanh nghiệp gia tăng độ uy tín, được các bên đầu tư quan tâm và hợp tác. Bởi các nhà cung ứng luôn muốn làm việc cùng những đối tác biết “tài sản của doanh nghiệp” mình nằm ở đâu, chuyên nghiệp và kĩ lưỡng trong từng khâu xây dựng thương hiệu nói riêng và doanh nghiệp nói chung.
Công cụ bảo vệ doanh nghiệp

Biết được tầm quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp, thế nên các doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký bảo hộ doanh nghiệp kịp thời. Một khi đã có sự bảo hộ bằng các quy định pháp luật của Nhà nước, doanh nghiệp trở thành chủ sở hữu hợp pháp và được khai thác tất cả lợi ích từ thương hiệu doanh nghiệp. Bởi vốn dĩ, đối thủ có thể sao chép sản phẩm của doanh nghiệp bạn, chứ không thể bắt chước và truyền tải được cái chất từ thương hiệu của bạn.

Thương hiệu doanh nghiệp là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp 3

Thương hiệu – tài sản lớn nhất của doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp có sức tác động rất lớn đến hành vi mua hàng và lòng trung thành của khách hàng. Khi khách hàng đã thực sự dành cho doanh nghiệp bạn một chỗ ngồi trong tâm trí của họ thì khả năng họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn là rất cao. Song, hiểu được chuyện đối thủ cạnh tranh xuất hiện cũng là sớm muộn, do vậy chỉ khi doanh nghiệp tạo được dấu ấn thương hiệu riêng, sự đặc sắc của chính “bản chất” doanh nghiệp mới là thứ lôi cuốn khách hàng và đánh gục kẻ cạnh tranh.

Qua những phân tích trên của VPA, hi vọng chúng tôi đã mang lại cho bạn cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về tầm quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp. Bởi thương hiệu là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu góp phần phát triển, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp bạn. “Thương hiệu doanh nghiệp chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp” – hãy luôn nhớ và đặt điều này làm kim chỉ nam hoạt động. Xây dựng thương hiệu – xây dựng giá trị bền vững lâu dài.

Xem thêm: 8 Ứng dụng quản lý thông minh hỗ trợ công việc từ A đến Z