Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết với sự góp mặt của hàng nghìn thương hiệu nhượng quyền toàn cầu ở đa dạng lĩnh vực. Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu được đầu tư đúng hướng, ngành nhượng quyền kinh doanh sẽ trở nên rất tiềm năng và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế chung cả nước. Trong bài viết dưới đây, W2O sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhượng quyền thương hiệu cùng những ưu điểm, hạn chế đi kèm của hình thức này.
Tìm hiểu về nhượng quyền thương hiệu
Khái niệm nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là thuật ngữ chỉ mô hình kinh doanh, trong đó cá nhân hay tổ chức nào đó thuê quyền sở hữu thương hiệu (bên nhận nhượng quyền) từ một thương hiệu nổi tiếng có sẵn trên thị trường (bên nhượng quyền) để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhượng quyền thương hiệu là mối quan hệ cùng có lợi, khi bên nhượng quyền sở hữu tài sản thương hiệu đủ lớn, muốn phát triển thương hiệu mạnh hơn nhưng không đủ khả năng tài chính. Còn bên nhận quyền sẽ được hưởng lợi từ giá trị thương hiệu nổi tiếng và mô hình kinh doanh đã thành công để thực hiện kinh doanh.
“Nhượng quyền thương hiệu” bắt nguồn từ đâu
“Nhượng quyền thương hiệu” được chuyển ngữ từ từ “franchise”, có nguồn gốc tiếng Pháp “france”, kết hợp của từ “freedom” (tự do) hay “privilege” (đặc quyền). Franchise nghĩa là một sự cấp phép (địa điểm, đơn vị kinh doanh theo hình thức nhượng quyền), còn franchising là một loại hình hoạt động kinh doanh nhượng quyền.
Như vậy, nhượng quyền thương hiệu bao gồm sự cấp phép cho đơn vị khác quyền sở hữu thương hiệu, công nghệ, cách quản lý,…để kinh doanh với mục đích tăng mức độ thâm nhập thị trường.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu cơ bản
Hiện nay, có 4 loại nhượng quyền thương hiệu thường gặp:
- Nhượng quyền dựa trên mô hình kinh doanh toàn diện
- Nhượng quyền dựa trên mô hình kinh doanh không toàn diện
- Nhượng quyền có tham gia quản lý
- Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Lưu ý khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu
Cũng giống như các hình thức nhượng quyền khác, bên nhượng quyền cần phải xem xét và đáp ứng các yếu tố về mặt pháp lý sau:
- Thương hiệu thuộc sở hữu của doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép kinh doanh
- Thương hiệu đã được đăng ký và cấp chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu nhằm đảm bảo chủ sở hữu thương hiệu có toàn quyền sử dụng thương hiệu trong thời gian được pháp luật bảo hộ (dựa trên Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 – được sửa đổi bởi Khoản 13, Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009).
- Đối với ngành f&b, cần đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nếu thiếu 1 trong 3 điều trên, thì việc nhượng quyền thương hiệu sẽ đối mặt với rủi ro pháp lý rất lớn. Trong đó, đăng ký nhãn hiệu là vấn đề quan trọng nhất mà bên nhận nhượng quyền cần quan tâm. Một số vi phạm có thể xảy ra như:
Chưa đăng ký thương hiệu kịp
Nếu chỉ mới nộp tờ khai cấp văn bằng bảo hộ, thì có khả năng thương hiệu bị người khác đăng ký trước. Bởi thời gian xét duyệt tương đối dài (từ 18-24 tháng sau khi nộp hồ sơ). Do vậy, nếu chưa được cấp quyền sở hữu thì thương hiệu tuyệt đối không được nhượng quyền.
Chưa đăng ký giấy phép kinh doanh
Không đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh loại hình không phù hợp. Khi doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận và cần mở rộng mô hình kinh doanh nhưng lại đang vận hành dưới hình thức là hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh thì việc kêu gọi vốn đầu tư sẽ bị hạn chế. Để giải quyết vấn đề này, trước khi nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh lại hoặc chuyển đổi sang loại hình pháp lý phù hợp.
Chưa có giấy chứng nhận đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là một yếu tố vô cùng quan trọng nếu thương hiệu kinh doanh thực phẩm/ đồ uống do ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế, bên nhượng quyền cần đảm bảo có được giấy Chứng nhận của nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thuyết phục đối tác kinh doanh và hạn chế rủi ro về mặt pháp lý. Điều này còn ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của thương hiệu.
Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu
Tận dụng danh tiếng thương hiệu có sẵn
Thay vì phải tốn rất nhiều nguồn lực tự xây dựng nên một thương hiệu hoàn toàn mới, nhượng quyền thương hiệu cho phép bạn sử dụng danh tiếng và bộ nhận diện thương hiệu hiện có của bên nhượng quyền để kinh doanh. Nếu thương hiệu nhượng quyền đang phát triển tốt, đây có thể xem là mối quan hệ win-win. Khi bên nhượng quyền vừa có thể tiết kiệm chi phí vận hành vừa tăng độ phủ thương hiệu thì bên thuê quyền có thể ngay lập tức kinh doanh với một thương hiệu uy tín.
Sự đảm bảo về mặt doanh thu
Để một thương hiệu có được chỗ đứng nhất định trên thị trường sẽ cần một thời gian, trong khi đó với nhượng quyền thương hiệu bạn đã có sẵn một lượng người biết đến và có nhu cầu với sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh. Từ đó, bên nhận nhượng quyền có được sự đảm bảo về mặt doanh thu ngay khi khai trương, cũng như rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Nhượng quyền thương hiệu cực kỳ phù hợp cho những ai không muốn chấp nhận quá nhiều rủi ro.
Thừa kế mô hình kinh doanh bài bản
Không chỉ đơn thuần là được quyền sử dụng tên thương hiệu, đối tác nhận nhượng quyền kinh doanh còn được chuyển giao quy trình vận hành chuẩn của bên nhượng quyền. Nếu không có kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm trên thương trường, hình thức nhượng quyền cho phép bạn tiếp cận với mô hình kinh doanh đã thành công. Bởi đa phần các thương hiệu nhượng quyền đều có tên tuổi và sự tin tưởng từ người tiêu dùng.
Nếu thương hiệu độc lập, bạn sẽ phải tự lên kế hoạch và xây dựng quy trình cho mọi thứ từ những bước đầu tiên từ thiết kế menu, trang trí cửa hàng cho đến xây dựng quy trình vận hành chuẩn và đào tạo nhân viên,… Khi hợp tác kinh doanh nhượng quyền, bạn sẽ được chuyển giao toàn bộ quy trình vận hành chuẩn của thương hiệu đó, vì thế đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hạn chế khi nhượng quyền kinh doanh
Chi phí ban đầu lớn
Dù tiết kiệm chi phí xây dựng thương hiệu mới, nhưng để thuê một thương hiệu có sẵn, bạn cần bỏ ra một số tiền không hề nhỏ để mua được hệ thống, quy trình vận hành và giá trị thương hiệu đó. Nếu tự kinh doanh, bạn có thể đầu tư số vốn ban đầu tùy theo quy mô và hiệu quả hoạt động, sau đó xoay vòng vốn từ từ. Còn khi nhượng quyền, bạn phải chi trả một số tiền lớn và tuân theo các tiêu chuẩn bên nhượng quyền đặt ra.
Rủi ro lỗ vốn
Dù thương hiệu nhượng quyền đã có lượng khách nhất định, nhưng sẽ không đảm bảo bạn chắc chắn sẽ có lợi nhuận. Có thể do ảnh hưởng của yếu tố môi trường vĩ mô như bối cảnh kinh tế, xu hướng tiêu dùng, một đạo luật mới,…hay do chính nội bộ doanh nghiệp bạn hoạt động không hiệu quả dẫn đến doanh thu giảm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc đến phần trăm hoa hồng cố định hằng tháng phải trích cho bên nhượng quyền bất kể doanh thu bạn đạt được trong tháng đó.
Không được toàn quyền quyết định
Kinh doanh nhượng quyền nghĩa là bạn không được tự ý thay đổi chiến lược kinh doanh của thương hiệu đó như: ra mắt sản phẩm mới, điều chỉnh giá bán hay tái định vị thương hiệu. Hơn nữa, nếu như thương hiệu mẹ bị ảnh hưởng danh tiếng hay xảy ra khủng hoảng thì chắc chắn việc kinh doanh của bạn sẽ gặp khó khăn. Tuy vậy, bạn vẫn có không gian quản lý cửa hàng của mình như cải tiến chất lượng dịch vụ, đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng,…để giúp cửa hàng của bạn trở nên nổi bật hơn so với các cửa hàng nhượng quyền tương tự.
Một số thương hiệu nhượng quyền thành công tại Việt Nam
Hiện nay, mô hình kinh doanh nhượng quyền ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nhà hàng, quán cafe, trà sữa, thời trang, spa,…Cùng W2O điểm qua một số thương hiệu nổi tiếng nhượng quyền thành công trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam.
Nhượng quyền thương hiệu cafe
Đây là hình thức người chủ quán sẽ hợp tác với một thương hiệu cafe nào đó để tiếp tục đầu tư, phát triển và thu về lợi nhuận nhanh chóng. Đồng thời, bên nhận quyền sẽ được hỗ trợ mở cửa hàng, quảng cáo, đào tạo nhân viên và quản lý hoạt động hàng ngày. Những thương hiệu nhượng quyền quán cafe nổi tiếng như: Starbucks, Trung Nguyên, Highlands, Milano,….
Nhượng quyền thương hiệu nhà hàng, quán ăn
Tương tự như các lĩnh vực khác, nhượng quyền thương hiệu nhà hàng, quán ăn cũng cần tuân theo các điều khoản pháp lý về nhượng quyền. Trong đó, vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Đây cũng là một trong những lĩnh vực mà nhượng quyền thương hiệu vô cùng phát triển. Một số thương hiệu nhượng quyền nhà hàng, quán ăn phổ biến tại Việt Nam như: KFC, Kichi-kichi, Pizza Hut, phở phong cách,….
Nhượng quyền thương hiệu văn phòng
Nhượng quyền thương hiệu văn phòng là hình thức kinh doanh mà một công ty/cá nhân sở hữu thương hiệu văn phòng cho thuê thành công và cấp phép cho tổ chức/ cá nhân khác sử dụng thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền sẽ là những người đang sở hữu văn phòng trống và tìm kiếm cơ hội kinh doanh ít rủi ro nhất.
Với hơn 12 năm phát triển trong lĩnh vực cho thuê văn phòng tại Việt Nam và đang mở rộng ra thị trường Australia, W2O là đối tác nhượng quyền thương hiệu hàng đầu hiện nay.
Những lợi ích khi tham gia hệ thống nhượng quyền cùng W2O:
- Chi phí ban đầu thấp, tỷ lệ thu hồi vốn nhanh
- Được hỗ trợ các hoạt động marketing & tìm kiếm khách hàng từ đội ngũ chuyên nghiệp
- Nhiều ưu đãi hấp dẫn
- Là thương hiệu uy tín, dày dặn kinh nghiệm
Lời kết
Trong tương lai, thương hiệu, công nghệ hay các tài sản trí tuệ khác được xem như là tài sản giá trị nhất của mỗi tổ chức kinh doanh. Qua bài viết trên, W2O hy vọng độc giả có được những thông tin hữu ích về nhượng quyền thương hiệu để tận dụng cơ hội thị trường và đảm bảo quyền lợi hợp pháp khi nhượng quyền kinh doanh.