6+ những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

Các nhà đầu tư đôi khi không chú trọng đến các quy trình hậu đăng ký thành lập doanh nghiệp mặc dù biết những bước này rất quan trọng. Tuy nhiên, có một số khó khăn pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký kinh doanh mà các nhà đầu tư (đặc biệt là những người mới bắt đầu) cần lưu ý. Những quy trình này cũng khá dễ dàng, không cần nhiều công việc hay tiền bạc và có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề pháp lý sau này trong quá trình vận hành.

Hiểu được điều này, W2O dành thời gian và kinh nghiệm để tóm tắt 6+ việc những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp nhằm giúp các nhà khởi nghiệp hiểu rõ toàn bộ quá trình hơn nhé!

Đăng ký chữ ký số điện tử – Token

Đăng ký chữ ký số điện tử - Token

Điều đầu tiên trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là tạo lập chữ ký điện tử. Chữ ký điện tử (còn được gọi là chữ ký số Token) là một công cụ thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp hiện tại. Theo như Điều số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung của Luật Quản lý thuế có hiệu lực quy định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện khai báo và nộp thuế qua mạng theo quy định của pháp luật về các giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để khai thuế qua mạng, khai hải quan điện tử; đăng ký thư điện tử, chứng từ điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Đây được coi là công cụ cần thiết cho doanh nghiệp trong việc kê khai thuế. Doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục kê khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài ngay sau khi được cấp giấy phép kinh doanh.

Chi tiết quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị

Thiết lập tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp

Thiết lập tài khoản ngân hàng dành cho doanh nghiệp

Công việc thứ hai trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp là mở tài khoản ngân hàng dành riêng cho doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cũng giống như cá nhân cần có tài khoản riêng để thay mặt họ thực hiện các giao dịch. Bởi các quy định của Luật Thuế buộc các công ty phải thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng cho các hợp đồng có giá trị từ 20.000.000 trở lên.

Đồng thời, các công ty có thể sử dụng tài khoản ngân hàng của họ để nộp thuế điện tử. Như vậy sau khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp và thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) về việc sử dụng tài khoản ngân hàng.

Treo bảng hiệu công ty

Treo bảng hiệu công ty

Doanh nghiệp làm biển hiệu và đặt tại địa chỉ trụ sở chính rất quan trọng trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Kích thước của biển hiệu không được quy định rõ ràng, tuy nhiên nó phải bao gồm các thông tin sau: Tên, địa chỉ và mã số doanh nghiệp. Khi lắp đặt biển hiệu công ty phải tuân thủ các quy định đã nêu trên cũng như đảm bảo biển hiệu không cản trở khu vực thoát nạn, chữa cháy; không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng.

Đăng ký sử dụng hóa đơn

Đăng ký sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp mới thành lập nếu đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì được đăng ký sử dụng hóa đơn. Đăng ký sử dụng hóa đơn quan trọng không kém trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Hiện nay có hai loại hóa đơn là hóa đơn giấy (hóa đơn in) và hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Nghị định 119/2018/NĐ-CP bắt đầu từ ngày 01/11/2018, các công ty/ tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh và cá nhân phải thực hiện hóa đơn điện tử.

Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Thực hiện góp vốn theo cam kết

Thực hiện góp vốn theo cam kết

Nhà đầu tư cũng phải xác định rõ tài sản sẽ dùng để góp tiền thành lập doanh nghiệp (ví dụ: tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…). Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, thời hạn góp vốn đối với từng loại công ty là 90 ngày kể từ ngày đăng ký thành lập.

  • Nếu đến thời hạn trên mà công ty chưa góp đủ vốn đăng ký thì phải làm thủ tục sửa đổi vốn điều lệ cho đúng với số vốn thực góp.
  • Nếu doanh nghiệp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã đăng ký sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Khắc dấu doanh nghiệp

Khắc dấu doanh nghiệp

Con dấu của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 43 luật doanh nghiệp 2020 bao gồm con dấu được tạo tại cơ sở khắc dấu hoặc con dấu dưới dạng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Con dấu là một nhân tố quan trọng cần phải có trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không còn yêu cầu doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng mẫu con dấu, do đó doanh nghiệp có thể sử dụng ngay sau khi khắc dấu mà không cần phải thông báo với cơ quan đăng ký doanh nghiệp.

Hãy chú ý đến các yếu tố những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp được liệt kê ở trên để đảm bảo rằng công ty của bạn có thể bắt đầu hoạt động sau khi thành lập mà vẫn tránh được các rủi ro pháp lý. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này hoặc cần thông tin về các quy trình sau khi thành lập doanh nghiệp, vui lòng liên hệ với W2O để được hỗ trợ.

CÔNG TY CỔ PHẦN W2O

🌐 Website: dichvuvanphongao.com

☎ Hotline: 0903009656

📧 Email: [email protected]