Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Nhà nước luôn hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức muốn làm giàu thông qua việc thành lập những doanh nghiệp “chân chính” để sản xuất và kinh doanh. Do đó, các cá nhân và tổ chức là những đối tượng chủ yếu được phép đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều cán bộ, công chức Nhà nước và nhân viên chính phủ mong muốn đảm nhận nhiều công việc kinh doanh hơn ngoài các vị trí nhà nước do nhiều nhu cầu khác nhau. Vậy vấn đề đặt ra là “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?”. Hãy cùng W2O tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên trong bài viết lần này nhé!

Định nghĩa về công chức và viên chức?

công chức viên chức là gì

Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ/chức danh tương ứng với các vị trí việc làm trong cơ quan của Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; ở đơn vị Quân đội nhân dân và được hưởng lương từ ngân sách của Nhà nước. (Theo Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019).

Viên chức là cá nhân thuộc công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Theo Điều 2 của Luật Viên chức 2010).

Công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

công chức có được thành lập doanh nghiệp không

Theo Điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020 quy định: Người có chức vụ, quyền hạn là người được bổ nhiệm, bầu cử hoặc do hình thức khác, được hưởng lương (hoặc không hưởng lương) được bổ nhiệm để thực hiện các hoạt động, công vụ hoặc nghĩa vụ chính thức và có quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, công chức, viên chức là những cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức thuộc đơn vị của Nhà nước. Theo như định nghĩa trên: công chức, viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2020, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức không được:

Thứ nhất: thành lập và tham gia quản lý, điều hành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty tư nhân, hợp tác xã (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).

Thứ hai: Thành lập, giữ chức vụ, quản lý, điều hành công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty tư nhân, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn do Nhà nước quy định.

Cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật không được phép thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp. Công chức, viên chức là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước, làm công việc chủ chốt trong bộ máy Nhà nước theo quy định của pháp luật. Do đó, pháp luật quy định nhằm tránh các tình huống bất lợi, chẳng hạn như tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Ngoài ra, các biện pháp pháp lý như vậy nhằm đảm bảo tính công khai, trung thực và trách nhiệm giải trình của Công chức và viên chức trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công của họ.

Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp 

Công chức, viên chức có được góp vốn trong doanh nghiệp không?

viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp

Qua câu trả lời ở trên cho câu hỏi: “Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?” Bạn đã biết được rằng: công chức, viên chức không được thành lập, tham gia quản lý công ty nhưng pháp luật không cấm công chức và viên chức tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có một số hạn chế áp dụng đối với việc góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp, cụ thể:

Người đứng đầu, cấp phó dưới người đứng đầu cơ quan nhà nước không được phép góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề do người đó trực tiếp quản lý nhà nước, không được để vợ, chồng, bố, mẹ, người giám hộ kinh doanh ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước. (Điều 20, Mục 4 Luật Phòng chống tham nhũng 2020).

Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, viên chức được góp vốn nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, trường học tư, bệnh viện tư, tổ chức nghiên cứu khoa học tư. (Điều 14 Mục 3 Luật Viên chức 2010).

Điều kiện để công chức, viên chức có thể góp vốn, mua cổ phần vào doanh nghiệp

điều kiện để viên chức thành lập doanh nghiệp

Sự tham gia của công chức, viên chức trong việc góp vốn, mua cổ phần cũng bị hạn chế dựa trên loại hình công ty. Đặc biệt:

  1. Công chức được tham gia với tư cách là thành viên góp vốn trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, không được tham gia với vai trò là người trong hội đồng quản trị hay trong ban kiểm soát của công ty.
  2. Trong trường hợp công ty hợp danh, viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là một thành viên góp vốn. Không được tham gia với tư cách là thành viên hợp danh, chỉ với tư cách hợp vốn thì viên chức mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.
  3. Viên chức không được phép góp vốn vào các công ty trách nhiệm hữu hạn. Vì khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách là thành viên có vai trò quản lý trong doanh nghiệp.
  4. Để thúc đẩy tính cởi mở, khách quan và cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế, luật pháp hạn chế quyền hạn của các quan chức chính phủ trong việc thành lập và điều hành các công ty. Công chức, viên chức là người làm việc trong cơ quan, đơn vị và có vai trò điều hành quản lý trong Nhà nước về ngành nghề, lĩnh vực nhất định. Việc không cho phép công chức, viên chức thành lập doanh nghiệp được cho là một biện pháp phòng ngừa chống tham nhũng.

Tóm lại, hiện tại luật pháp luật Việt Nam không cho phép công chức, viên chức đăng ký thành lập công ty. Viên chức chỉ có thể thực hiện góp vốn để đầu tư và thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp. Để tránh bị phạt, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều khoản của pháp luật trước khi thực hiện đăng ký kinh doanh.

Lời giải cho vấn đề “viên chức có được thành lập doanh nghiệp không” đã được đưa ra ở trên. W2O sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của độc giả liên quan đến thông tin về thành lập doanh nghiệp qua hotline hoặc qua website của chúng tôi.