Để công ty ngày càng phát triển vượt bậc thì ngoài kỹ năng làm việc với đội nhóm đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng lãnh đạo. Bởi, phải có tầm nhìn xa, kỹ năng kết nối với ý tưởng, dám tự tin cải cách và thay đổi theo chiều hướng tốt nhất.
Vậy kỹ năng lãnh đạo là gì? Nhà lãnh đạo cần phải bắt đầu học từ đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua những tố chất và kỹ năng của cần có của một nhà lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Đây là một kỹ năng không thể thiếu để trở thành một nhà quản lý, lãnh đạo tài ba. Được hiểu là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán những thay đổi, chuyển biến, cơ hội của công ty trong tương lai.
Do đó, khâu ra quyết định là điểm mấu chốt trong cách quản lý, từ đó họ chọn ra giải pháp tối yêu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một kế hoạch gì đó.
Tổng hợp 7 kỹ năng cần để trở thành nhà lãnh đạo tài năng
1. Kỹ năng xây dựng yếu tố nền tảng
Kỹ năng nền tảng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của công ty. Do đó, nhà lãnh đạo cần thành thạo các kỹ năng, từ đó sẽ tạo chỗ đứng vững chắc, cần thiết giúp hình ảnh của lãnh đạo hiệu quả hơn và đạt được những thành công lớn.
Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, nền tảng chính là sự nhận thức của bản thân và khả năng xây dựng các mối quan hệ để xác định rõ những kỳ vọng.
2. Kỹ năng đưa ra quyết định
Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức. Với vai trò là người quản lý, việc chủ động đưa ra các quyết định để chỉ đạo và hướng dẫn theo đúng kế hoạch đã định là một kỹ năng rất quan trọng.
Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu để định hướng trong quá trình đưa ra quyết định của bạn. Nhanh hay chậm đúng hay sai sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch. Người đứng đầu luôn phải cân nhắc tất cả những lợi thế và rủi ro và doanh nghiệp đang mắc phải.
Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định còn thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để nâng cao kỹ năng này, người quản lý cần nâng cao kiến thức sâu rộng, đưa ra lý luận sắc bén và kinh nghiệm từng trải trong công việc và cuộc sống.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là một trong kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhanh và chính xác của người lãnh đạo. Bởi yếu tố này giúp người quản lý “đùn đẩy” trách nhiệm cho cá nhân khác khi phát sinh vấn đề trong tập thể.
Do đó, người lãnh đạo phải thật sự công bằng, nhanh nhạy để nắm bắt thời cơ kịp thời để giải quyết các vấn đề tốt nhất
Tuy nhiên, cũng đừng quá vội vàng, nếu không chính bạn sẽ làm sự việc trở nên phức tạp và khiến nhân viên của mình “hiểu nhầm” về năng lực của người lãnh đạo.
4. Khả năng phân tích và cân nhắc trong từng phương án giải quyết
Trước khi lựa chọn một phương án nào, người lãnh đạo cần cân nhắc các phương án giải quyết với mọi khả năng có thể xảy ra. Vì vậy, phải chọn ít nhất 3- 5 phương pháp khác nhau để giải quyết một vấn đề.
Đồng thời, luôn sáng tạo và nghĩ ra nhiều phương án thay thế kịp thời. Đặc biệt, đừng bỏ qua một phương án nào, vì ý tưởng luôn xuất hiện bất chợt lại là giải pháp tốt nhất.
Đối với từng phương án, người lãnh đạo cần cân nhắc cụ thể: mặt tích cực, mặt tiêu cực. Từ đó, lựa chọn phương án nào ảnh hưởng tới ai hay việc gì không? Hoặc đặt ra câu hỏi, phương án này có thể chấp nhận với mục tiêu và chiến lược lâu dài của công ty.
5. Kỹ năng giao việc
Người lãnh đạo là người phải có kỹ năng quản lý nhân viên và giao việc tốt. Nếu bạn không biết cách quản lý nhân viên thì bạn không có năng lực của nhà lãnh đạo. Vậy làm thế nào để giao đúng việc, đúng người? Đó là một kỹ năng không hề dễ dàng.
Để làm điều này thật tốt thì một nhà lãnh đạo phải luôn quan sát và thấu hiểu nhân viên của mình. Biết được năng lực, sở trường của họ, khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không cần phải lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.
6. Kỹ năng tạo động lực
Bất cứ một nhân viên nào đi làm không tránh khỏi tình trạng chán nản, uể oải với công việc hay không được tăng lương như ý muốn…Nhưng lúc này, người quản lý phải biết cách tạo động lực cho nhân viên của mình.
Lưu ý, bạn không nên trách mắng nhân viên của mình trước người khác, hãy nhẹ nhàng gặp riêng để nhắc nhở, động viên họ vượt qua tình trạng không tốt này. Đó mới là người lãnh đạo tốt và thấu hiểu tâm lý nhân viên của mình.
7. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng không thể thiếu với mỗi người, đặc biệt khi bạn càng lên cao, kỹ năng giao tiếp càng phải được trao dồi. Khi muốn thuyết phục một nhà đầu tư nào đó, việc giao tiếp tự tin, mạch lạc sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận được sự gật đầu từ các nhà đầu tư. Trong môi trường làm việc, người quản lý cần biết cách giao tiếp khôn khéo nhưng vẫn giữ được sự nghiêm khắc, tạo được thiện cảm với nhân viên, như vậy môi trường làm việc sẽ trở trên năng động, không bị gò bó, áp lực.
Kết
Kỹ năng lãnh đạo không phải tự nhiên có sẵn ở mỗi người mà phải được trau dồi kiến thức liên tục. Đừng bao giờ nghĩ người làm lãnh đạo là người có tố chất sẵn hay may mắn mà tất cả đều nhờ vào sự cố gắng.
Do đó, nếu bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo tốt, trước hết bạn phải ghi dấu ấn trong lòng nhân viên hay khách hàng của mình. Hãy luyện cho mình những kỹ năng lãnh đạo trước, thành công sẽ sớm mỉm cười với bạn.