Brand name là gì? Brand name khác gì tên thương hiệu?

Đã bao giờ bạn thắc mắc Brand Name là gì? Và tại sao nó lại có tầm quan trọng đối với một doanh nghiệp? Brand Name không chỉ đơn thuần là một cái tên, mà còn là một sự nhận diện quan trọng để khách hàng biết đến và thiết lập kết nối với thương hiệu. Hãy cùng W2O tìm hiểu kĩ hơn về brand name thông qua bài viết sau đây.

Brand name là gì?

Theo Richard Nordquist (30/10/2019), Brand name là tên thương hiệu (thường là danh từ riêng) được nhà sản xuất hoặc tổ chức áp dụng cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.

Mặc dù tên thương hiệu đôi khi chỉ đơn giản là tên của những người sáng lập công ty, chẳng hạn như John Deere hay Johnson & Johnson (được thành lập bởi anh em Robert Wood, James Wood và Edward Mead Johnson), ngày nay, tên thương hiệu thường được nghĩ đến một cách chiến lược thông qua các công cụ tiếp thị hướng tới việc thiết lập nhận thức của người tiêu dùng và thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu.

Brand name
Có rất nhiều brand name quen thuộc và nổi tiếng trên toàn thế giới

Nói cách khác, Brand Name có nghĩa là tên thương hiệu. Đây là một danh từ riêng mà các doanh nghiệp sáng tạo đặt cho một sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một công ty có thể tạo ra nhiều Brand Name cho các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Brand name có giống với Tên thương hiệu?

Câu trả lời là có. Như đã đề cập ở phần khái niệm, brand name chính là tên thương hiệu. Trong đó brand name là thuật ngữ quốc tế còn tên thương hiệu là ngôn ngữ việt hóa.

Brand name và tên thương hiệu
Brand name là cách gọi khác của tên thương hiệu

Phân biệt Brand name (tên thương hiệu) và tên doanh nghiệp

Brand name (tên thương hiệu) khác với tên doanh nghiệp. Tên thương hiệu dùng để chỉ tên được đặt để nhận diện một sản phẩm/dịch vụ nào đó. Còn tên doanh nghiệp là tên được đặt cho công ty sản xuất hay sở hữu sản phẩm/dịch vụ đó.

Ví dụ: Công ty công nghệ Apple của Mỹ bày bán sản phẩm điện thoại thông minh Iphone 15. Như vậy, Apple chính là tên doanh nghiệp còn Iphone 15 là tên thương hiệu điện thoại. Tuy nghiên có không ít trường hợp có tên doanh nghiệp cùng tên với tên thương hiệu. Chẳng hạn như Pepsi, Coca Cola, SWE…

Tên doanh nghiệp và tên thương hiệu
Apple là tên doanh nghiệp, Iphone 15 là tên thương hiệu

Xem thêm: Brand là gì? Những điều bạn cần biết về một thương hiệu

Tầm quan trọng của tên thương hiệu trong kinh doanh

Một tên thương hiệu hay và dễ nhớ, có ý nghĩa có thể giúp doanh nghiệp “gây ấn tượng sâu sắc” trong tâm trí khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngược lại, một tên thương hiệu không tốt, doanh nghiệp của bạn vẫn có thể kinh doanh, nhưng việc tiếp cận vào tâm trí khách hàng sẽ khó khăn và chậm hơn. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của Brand Name, cụ thể:

  • Tên thương hiệu là điểm bắt đầu cho sự nhận thức của khách hàng, xác nhận sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường. Tên thương hiệu định hình sản phẩm, giúp khách hàng nhớ đến, chấp nhận, ủng hộ hoặc thậm chí là phản đối, tẩy chay.
  • Nếu các chiến dịch quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ không thành công hoặc tên không thu hút, tên thương hiệu sẽ dễ bị lãng quên, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như doanh số bán giảm, khách hàng từ bỏ thương hiệu, không có lợi nhuận và buộc phải ngừng sản xuất cũng như ngừng phân phối sản phẩm trên thị trường.
  • Tên thương hiệu là trung tâm của bất kỳ chương trình phát triển thương hiệu nào, bởi nó chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa sản phẩm của doanh nghiệp này và sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Tên thương hiệu
Có thể dùng tên thương hiệu tạo nên sự khác biệt trên thị trường
  • Tên thương hiệu hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truyền tải thông điệp truyền thông một cách hiệu quả đến khách hàng. Tên thương hiệu chứa đựng một phần của thông điệp và đóng vai trò như công cụ truyền thông thông qua giao tiếp, tác động vào tiềm thức của khách hàng.
  • Tên thương hiệu đóng vai trò như một công cụ pháp luật, giúp bảo vệ công ty trước những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ, như việc bắt chước thương hiệu, sao chép ý tưởng hay hạ bệ thương hiệu.

Có thể thấy, việc đặt tên thương hiệu hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện trên thị trường, giúp khách hàng dễ nhớ và mua sản phẩm mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai. Do đó, việc đăng ký tên thương hiệu là bước đầu quan trọng, mang tính nền tảng của một doanh nghiệp. Cần phải chọn một cái tên có khả năng được bảo vệ dưới hai góc độ pháp luật và thị trường.

Brand Name càng có giá trị, càng khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Theo thời gian, tên thương hiệu có thể mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, khi đặt Brand Name cho doanh nghiệp, cần tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ nhất.

Nguyên tắc đặt tên brand name hợp lý, hiệu quả

Tên thương hiệu không phải là điều đơn giản mà có thể tạo ra ngay lập tức. Quá trình này yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu và lựa chọn tên thương hiệu dựa trên các tiêu chí như dễ nhớ, gây ấn tượng và mang ý nghĩa, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc và biện pháp bảo vệ Brand Name của mình. Cụ thể, khi bạn đặt Brand Name, hãy tập trung vào các nguyên tắc sau:

Bảo vệ pháp lý: Tên thương hiệu, bất kể ý nghĩa của nó ra sao, nếu không được bảo vệ pháp lý, dễ dàng bị sao chép và cuối cùng sẽ mất đi. Vì vậy, việc lựa chọn tên thương hiệu nên tuân thủ các quy định pháp lý để bảo vệ doanh nghiệp.

Phản ánh lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề hoặc sản phẩm: Đối với những thương hiệu mới chưa được biết đến, tên thương hiệu nên liên quan đến ngành nghề hoặc sản phẩm. Điều này giúp rút ngắn thời gian tiếp cận khách hàng và tối ưu chi phí truyền thông. Ví dụ, trong giới thời trang thường sử dụng từ “fashion” hoặc “shop”, trong ngành sữa thường sử dụng từ “milk”…

Đơn giản và dễ nhớ: Do tầm quan trọng lớn của brand name, khi đặt tên, doanh nghiệp thường cố gắng thêm quá nhiều ý nghĩa, đôi khi quên đi sự đơn giản và dễ nhớ. Khách hàng sẽ không thể nhớ tên thương hiệu nếu nó quá phức tạp hoặc khó đọc. Vì vậy, tên thương hiệu nên được đặt sao cho dễ nhớ và dễ đọc, như những thương hiệu lớn như Lazada, Vinamilk, Vinfast, Milo,…

Logo Vinamilk
Vinamilk là tên thương hiệu quen thuộc, dễ nhớ và dễ đọc

Phân biệt với đối thủ: Tên thương hiệu cần phải khác biệt với tên sản phẩm của các đối thủ trực tiếp. Bạn không nên đặt brand name giống hoặc tương tự những sản phẩm của đối thủ để tránh những hiểu nhầm và cạnh tranh không lành mạnh, ghanh ghét, đấu tố nhau.

Phù hợp với thị trường và khách hàng mục tiêu: Khi đặt tên thương hiệu, cũng cần xem xét phân khúc thị trường. Bạn cần xác định rõ thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu để lựa chọn phù hợp. Với phân khúc thấp, bạn có thể hướng đến sự đơn giản. Với phân khúc cao cấp, bạn cần sử dụng những từ ngữ mang tính sang trọng.

Việc tuân thủ các nguyên tắc đặt tên trên sẽ giúp doanh nghiệp đặt ra một brand name có giá trị và mang ý nghĩa lâu dài. Chắc chắn rằng một tên thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp của bạn “được ghi nhớ” nhanh chóng trong tâm trí khách hàng.

Làm cách nào để brand name trở nên phổ biển?

Để tạo ra một Brand Name hiệu quả sau khi lựa chọn được tên thương hiệu phù hợp, bạn có thể áp dụng và thực hiện các bước sau:

Thiết kế logo

Việc thiết kế logo không đơn giản là tạo ra một logo và khẳng định rằng đó chính là thương hiệu. Việc thiết kế logo là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu vì nó phải thống nhất với các kênh khác trong quá trình phát triển brand name.

Logo VietnamAirlines
Thiết kế logo ấn tượng của VietnamAirlines

Để hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế logo thương hiệu thật bài bản và chuyên nghiệp, bạn hãy tham khảo thêm bài viết sau:

Xem thêm: Khám phá cách tự thiết kế logo thương hiệu nổi bật, độc đáo

Xây dựng website

Website vẫn được coi như “ngôi nhà” và là bộ mặt của một thương hiệu. Vì thế, sau khi đã xác định được brand name, doanh nghiệp cần có một trang web để khách hàng có thể truy cập và khám phá giá trị mà doanh nghiệp mang đến. Trang web cần phản ánh đồng nhất các thông điệp từ màu sắc, nội dung đến hình ảnh để tạo nên sự thống nhất và nhất quán về thương hiệu của bạn.

Mạng xã hội

Mạng xã hội hiện nay là một trong những nền tảng phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để lan truyền brand name. Mạng xã hội là một kênh quan trọng để lan tỏa thương hiệu. Tuy nhiên, công ty cần lựa chọn kênh phù hợp với sản phẩm, chiến lược và đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả giúp tăng cường sự nhận diện và tương tác của thương hiệu với khách hàng.

Social media
Mạng xã hội dễ dàng làm tăng độ nhận diện thương hiệu

Ví dụ: Tại thị trường việt nam, Facebook là mạng xã hội phổ biển và đối tượng sử dụng trải rộng trên nhiều phân khúc, đây là một miếng bánh thơm ngon để các doanh nghiệp tận dụng phát triển thương hiệu của mình. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng tên tuổi nhưng lại không có mặt trên nền tảng mạng xã hội này thì chắc chắn đây là một sự thiếu sót lớn.

Xây dựng nội dung

Nội dung đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu. Công ty cần phát triển nội dung chất lượng, phù hợp với giá trị của thương hiệu và gây được sự tương tác tích cực từ khách hàng. Việc cung cấp thông tin hữu ích và tương tác qua nội dung giúp tăng cường sự tin tưởng và nhận diện thương hiệu.

Chiến lược marketing và truyền thông

Tùy thuộc vào ngân sách và mục tiêu kinh doanh, công ty có thể triển khai các chiến dịch quảng cáo và truyền thông để gia tăng nhận diện và tiếp cận khách hàng. Sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống và kỹ thuật số giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

Brand name là gì? Brand name khác gì tên thương hiệu? 1
Chiến lược quảng cáo, truyền thông tốt giúp đẩy mạnh tên tuổi thương hiệu

Việc xây dựng một Brand Name hiệu quả đòi hỏi công ty phải có một kế hoạch xây dựng và triển khai chặt chẽ. Từ việc thiết kế logo, sử dụng mạng xã hội, xây dựng trang web, phát triển nội dung chất lượng và triển khai chiến dịch marketing và truyền thông, các yếu tố này đóng vai trò quan trọng và luôn đi với nhau trong quá trình xây dựng và phát triển tên thương hiệu.

Hy vọng những chia sẻ về brand name của W2O đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và vai trò của brand name, cũng như những nguyên tắc mà doanh nghiệp cần tuân thủ để xây dựng một brand name có giá trị lâu dài.

Có thể bạn quan tâm:

Brand guidelines là gì? Tầm quan trọng của Brand guidelines