Brand là gì? Những điều bạn cần biết về một thương hiệu

Brand (thương hiệu) là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong thế giới kinh doanh. Trên khắp nền tảng mạng xã hội, từ khóa “brand là gì” hay “thương hiệu là gì” không ngừng được tìm kiếm và bàn tán sôi nổi. Nhưng liệu bạn có đang hiểu đúng bản chất của brand và tận dụng sức mạnh thương hiệu trong chiến lược kinh doanh. Cùng W2O khám phá mọi khía cạnh về brand qua bài viết dưới đây.

Brand là gì?

Theo Wikipedia, brand (thương hiệu) là tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác (hữu hình hoặc vô hình) giúp phân biệt sản phẩm/ dịch vụ của người bán này với sản phẩm/ dịch vụ của người bán khác.

Brand là gì

Nói một cách ngắn gọn, brand là toàn bộ những cảm nhận, nhận thức về doanh nghiệp của những người biết đến, và có thể đã trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Các yếu tố tạo nên Brand

Tên thương hiệu, logo & slogan

Có nhiều yếu tố để tạo nên một thương hiệu doanh nghiệp nổi bật và kết nối sâu sắc với người tiêu dùng. Các yếu tố cơ bản nhất có thể bắt đầu từ tên thương hiệu, logo hay một câu slogan đặc sắc mang đậm dấu ấn của brand đó.

Ví dụ một trong những thương hiệu tỷ đô hàng đầu thế giới hiện nay như Apple với logo là hình ảnh quả táo bị cắn một phần đã trở thành biểu tượng của sự đơn giản, hiện đại và sáng tạo. Nhắc đến Apple, người tiêu dùng dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh một thương hiệu dẫn đầu về sự đổi mới và tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ.

Brand là gì

Bộ nhận diện thương hiệu

Khi được hỏi brand là gì, nhiều người cho rằng brand chính là bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity). Tuy nhiên, đây chỉ là một trong các yếu tố tạo nên thương hiệu. Brand Identity rất đa dạng, bao gồm tất cả hình ảnh mà một doanh nghiệp xây dựng để truyền thông và thể hiện ra bên ngoài.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bao bì sản phẩm, đồng phục nhân viên, các ấn phẩm truyền thông trong & ngoài doanh nghiệp (danh thiếp, thiệp chúc mừng, Catalogue, poster, banner,…). Tuy nhiên, có thể chia thành các phần chính như sau:

Logo: Biểu tượng đồ họa đặc biệt và duy nhất của thương hiệu, thường được sử dụng để đại diện cho doanh nghiệp.

Màu sắc: Bảng màu chính thức được chọn để sử dụng trong tất cả các vật phẩm liên quan đến thương hiệu, từ logo, trang web đến sản phẩm và quảng cáo.

Phông chữ: Loại chữ viết được chọn để sử dụng trong các văn bản, thông điệp, và các tài liệu quảng cáo, đặt ra để tạo nên sự nhất quán.

Brand là gì

Hình ảnh và đồ họa: Các yếu tố như hình ảnh, biểu tượng, hoặc các yếu tố đồ họa khác mà thường xuyên xuất hiện trong các tài liệu và chiến lược truyền thông.

Âm thanh: Nếu phù hợp, thương hiệu cũng có thể xác định một âm thanh hoặc nhạc cụ thể để kết nối với khách hàng.

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu không đơn thuần là đáp ứng yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Mỗi hình ảnh thiết kế cần sự nhất quán và thể hiện đúng tinh thần, câu chuyện và giá trị thương hiệu cũng như tầm nhìn dài hạn của doanh nghiệp.

Câu chuyện thương hiệu (Brand story)

Kể câu chuyện hấp dẫn về thương hiệu có thể tạo ra một kết nối tốt hơn với khách hàng. Câu chuyện có thể bao gồm nguồn gốc, giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp tin tưởng hay những thành tựu thương hiệu đã đạt được.

Brand là gì

Giá trị của thương hiệu (Brand Value)

Brand value thường phản ánh giá trị cốt lõi, sứ mệnh, và tầm nhìn mà thương hiệu hướng tới. Giá trị thương hiệu có thể được đo lường bằng cách định giá thương hiệu như một tài sản. Nếu một thương hiệu có giá trị cao, doanh nghiệp có thể bán sản phẩm/ dịch vụ với giá cao hơn so với thị trường.

Sự khác biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Để nắm vững brand là gì, bạn cần phân biệt sự khác nhau giữa brand và trademark. Brand là những gì công chúng nghĩ về doanh nghiệp, thể hiện danh tiếng của doanh nghiệp đó. Còn trademark (nhãn hiệu) bao gồm những yếu tố cụ thể hơn như logo, slogan hay một hình ảnh nhận diện nào đó thuộc về doanh nghiệp và được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ.

Brand là gì

Căn cứ tại Khoản 16, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Như vậy, nhãn hiệu là một thuật ngữ dùng trong pháp lý để đảm bảo quyền lợi độc quyền sử dụng mãi mãi cho doanh nghiệp

Từ đó, ngăn chặn việc sao chép hoặc sử dụng trái phép từ phía đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo vệ giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu?

Xây dựng thương hiệu là chìa khóa để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt giữa vô vàn đối thủ cạnh tranh. Xây dựng thương hiệu là quá trình dài hạn, nhất quán với những giá trị mà doanh nghiệp tin tưởng nhằm duy trì sự tin yêu, ủng hộ từ phía người tiêu dùng.

Tạo ra sự khác biệt

Thương hiệu giúp doanh nghiệp nổi bật trong đám đông, trở nên độc đáo trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn giữa hàng loạt các sản phẩm/ dịch vụ tương tự.

Thành lập doanh nghiệp trọn gói

Xây dựng tệp khách hàng trung thành

Thương hiệu mạnh giúp thu hút và giữ chân khách hàng trung thành, tạo bước đà để doanh nghiệp luôn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Sự nhất quán và độ tin cậy trong thương hiệu giúp tạo ra một cộng đồng người tiêu dùng hâm mộ. Sự ủng hộ này có thể bảo vệ doanh nghiệp nếu không may có sự cố/ khủng hoảng xảy ra.

Brand là gì

Tăng lợi thế cạnh tranh

Khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những thương hiệu nổi tiếng hay có ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt với những sản phẩm/ dịch vụ có giá trị cao và chi phí lớn. Ngoài ra, một thương hiệu uy tín dễ dàng thu hút đầu tư, nhân tài và các đối tác chất lượng cho doanh nghiệp.

Xây dựng uy tín lâu dài

Sự nhất quán và cam kết giúp xây dựng một thương hiệu uy tín, vững chắc và lâu dài trong tâm trí khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô, lấn sân sang các thị trường khác khi đã có chỗ đứng tại thị trường nhất định.

Những lầm tưởng về thương hiệu phổ biến

Lầm tưởng 1: Xây dựng thương hiệu chỉ là thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Khi mới bắt đầu tìm hiểu brand là gì, một số người nghĩ rằng thương hiệu chỉ liên quan đến thiết kế logo, namecard, đồng phục nhân viên, bao bì sản phẩm,…Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu còn bao gồm định vị thương hiệu, tính cách thương hiệu và cách doanh nghiệp tương tác với khách hàng.

Do đó, thiết kế bộ nhận diện bên cạnh thu hút, bắt mắt còn cần truyền tải đúng và chân thật câu chuyện thương hiệu, những giá trị ý nghĩa, nhân văn ẩn chứa đằng sau mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng.

Lầm tưởng 2: Tài chính vững mạnh mới có thể xây dựng thương hiệu

Tuy tài chính là một yếu tố quan trọng, nhưng nó không phải là chìa khóa duy nhất để xây dựng một thương hiệu thành công. Luôn có cơ hội cho những doanh nghiệp có nguồn lực còn hạn chế nhưng giàu ý tưởng sáng tạo, tâm huyết, thấu hiểu người tiêu dùng và chú trọng mối quan hệ với khách hàng.

Brand là gì

Đặc biệt là trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, doanh nghiệp không cần phải tốn quá nhiều chi phí để đưa nội dung chất lượng tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng.

Lầm tưởng 3: Doanh nghiệp vừa & nhỏ không cần quan tâm đến thương hiệu

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng thương hiệu là việc làm cần thiết không chỉ giúp doanh nghiệp được nhiều người biết đến, gia tăng cơ hội bán hàng mà còn là cơ hội để doanh nghiệp duy trì vị thế hiện tại và phát triển hơn nữa trong tương lai.

Lầm tưởng 4: Xây dựng thương hiệu là nhiệm vụ của riêng phòng marketing

Làm việc với thương hiệu không chỉ là trách nhiệm của riêng phòng marketing mà còn là một cam kết tổng thể của toàn bộ doanh nghiệp. Xây dựng và quản lý thương hiệu đòi hỏi sự hợp tác và tham gia chặt chẽ từ nhiều bộ phận khác nhau. Bởi mỗi cá nhân trong tổ chức đều đại diện cho bộ mặt của doanh nghiệp và định hình giá trị thương hiệu.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về Brand là gìW2O muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và mang đến cho bạn kiến thức cơ bản về thương hiệu – một khái niệm vô cùng quan trọng trong thời đại ngày nay. Có thể nói, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp nhưng có thể mang lại giá trị vô giá. Là vũ khí mạnh mẽ để doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường và trở nên không thể thay thế.