Thương hiệu của một doanh nghiệp cần có những đặc điểm độc đáo để nâng cao giá trị và làm cho nó trở nên đặc biệt trên thị trường. Vì vậy, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Brand Identity trong việc phát triển thương hiệu. Vậy brand identity bao gồm những gì? Những điều nào cần lưu ý khi xây dựng brand identity? Hãy cùng W2O khám phá trong bài viết này nhé.
Brand identity là gì?
Brand identity (bộ nhận diện thương hiệu) là những yếu tố mang tính hình ảnh nhận diện của thương hiệu, chẳng hạn như màu sắc, thiết kế và logo, giúp xác định và phân biệt thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.
Hiểu một cách đơn giản, Brand identity là tập hợp những khía cạnh của thiết kế, chẳng hạn như logo, hình ảnh, màu sắc, icon, font chữ, typo,… Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và phân biệt thương hiệu của bạn với những thương hiệu khác.
Thông thường, hệ thống nhận diện thương hiệu sẽ được xác định qua một chuỗi các thành phần thiết kế, bao gồm: khẩu hiệu (slogan), biểu tượng (logo), in ấn bao bì, nhãn hiệu, đại diện thương hiệu… Một doanh nghiệp/công ty có hệ thống nhận diện thương hiệu tốt và ưa nhìn sẽ dễ dàng gây ấn tượng và thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Trên thực tế, ba thuật ngữ “Brand” (thương hiệu), “Branding” (xây dựng thương hiệu), “Brand Identity” (Bộ nhận diện thương hiệu) thường liên quan đến nhau, được nhiều người sử dụng thay thế cho nhau và hiểu như một khái niệm chung về thương hiệu. Tuy nhiên, về chuyên ngành, các thuật ngữ này là khác nhau và được phân biệt như sau:
- Brand: Nhận thức của khách hàng khi nhắc đến một doanh nghiệp.
- Branding: Branding là quá trình marketing và duy trì hình ảnh của một thương hiệu nhằm duy trì và tạo ấn tượng tốt trong suy nghĩ của khách hàng.
- Brand Identity: Tổng hợp các yếu tố thiết kế nhằm xây dựng một hệ thống nhận diện chính xác về thương hiệu của doanh nghiệp.
Để có thể hiểu rõ hơn và dễ dàng phân biệt ba khái niệm này, bạn hãy tham khảo thêm các bài viết sau:
Xem thêm: Branding là gì? Branding có gì khác biệt so với Brand?
Mức độ quan trọng của Brand Identity
Truyền tải thông điệp và giá trị của thương hiệu
Một trong những thành phần tạo nên giá trị cốt lõi của thương hiệu là màu sắc và thiết kế logo. Một thiết kế logo độc đáo, dễ nhìn, dễ đọc, có ý nghĩa đằng sau sẽ dễ dàng khiến khách hàng ghi nhớ rõ hơn về thương hiệu.
Tương tự là màu sắc của logo thương hiệu, màu sắc phản ánh rõ hình ảnh của brand, khách hàng sẽ ngay lập tức nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn nếu màu sắc đó xuất hiện nhiều lần, thiết kế chỉn chu, đẹp mắt và có nội dung truyền tải.
Ví dụ: các thương hiệu nổi tiếng sử dụng màu sắc đặc trưng của mình để tạo nên sự khác biệt và giúp khách hàng ghi nhớ doanh nghiệp như: Màu xanh lá của Milo, màu vàng của VietnamAirlines, màu đỏ của Honda, màu xanh biển của Nivea…
Nhãn hàng Milo chọn tone màu chủ đạo là xanh là và chữ màu nâu, màu xanh thể hiện sự năng động và mang đến một nguồn năng lượng dồi dào như chính công dụng của sản phẩm, còn màu nâu tượng trưng cho hình ảnh lúa mạch, nguyên liệu làm nên thức uống Milo.
VietnamAirlines cũng chọn hình ảnh hoa Sen để thể hiện phẩm chất hoàn mỹ và khai sáng, có phần thiêng liêng, duyên dáng vừa vững chải, hoa Sen là Quốc hoa của đất nước Việt Nam. Còn màu vàng của logo thể hiện sự hoàn hảo, sang trọng và chất lượng.
Thúc đẩy sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Lòng trung thành của khách hàng đối với công ty là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu đạt được thành công. Và brand identity chính là gương mặt của công ty, giúp công ty tạo ra sự độc đáo và mới mẻ cho mình.
Một thương hiệu được nhận diện tốt giúp khách hàng dễ dàng tin tưởng và lựa chọn đồng hành cùng thương hiệu. Thêm vào đó, khách hàng trung thành không chỉ mua hàng thường xuyên mà còn giới thiệu thương hiệu của bạn cho người khác, giúp mở rộng cơ sở khách hàng mà không tốn thêm chi phí quảng cáo.
Góp phần tăng tưởng doanh thu
Các thương hiệu lớn luôn được khách hàng nhớ đến thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu phổ biến của họ. Một thương hiệu nổi tiếng và có uy tín có thể tạo ra cảm giác giá trị cao hơn cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm mà họ tin tưởng và nhận thấy có giá trị.
Chẳng hạn, khi nhắc đến các sản phẩm như tẩy tế bào chết cà phê, nước tẩy trang bí đao, mặt nạ nghệ bạn sẽ nghĩ ngay đến logo người phụ nữ Việt Nam mang chiếc nón lá – Cocoon.
Việc tạo ra brand identity độc đáo và đặc biệt sẽ giúp khách hàng ghi nhớ các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp bạn sâu sắc hơn bao giờ hết. Điều này có thể thấy rõ qua các sản phẩm của Cocoon, với tính chất mỹ phẩm thuần chay, ủng hộ nông sản và nguyên liệu Việt Nam nên các sản phẩm của hãng luôn được săn đón.
Cocoon còn khéo léo tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu khác biệt và có thông điệp rõ ràng.The Cocoon Original Việt Nam có ý nghĩa là mỹ phẩm hữu cơ Việt Nam. Còn logo thể hiện việc góp phần giúp đỡ phụ nữ Việt ngày càng trở nên xinh đẹp và hoàn mỹ hơn, thông qua nguyên liệu hữu cơ hoàn toàn từ nền nông nghiệp Việt Nam.
Hỗ trợ hoạt động marketing hiệu quả
Brand identity cung cấp nền tảng cho các chiến dịch marketing hiệu quả. Khi các yếu tố như logo, màu sắc, và thông điệp được sử dụng nhất quán, các chiến dịch quảng cáo sẽ dễ dàng hơn trong việc truyền tải thông điệp và tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng.
Các thành phần đầy đủ của một bộ nhận diện thương hiệu
Logo
Logo được coi là yếu tố nhận diện quan trọng đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp hiện nay thường chỉ sử dụng một logo chính, nhưng trong một số trường hợp cần có các phiên bản logo thay thế để sử dụng khi cần thiết. Chẳng hạn như hưởng ứng các ngày lễ hay các lễ hội lớn trong năm.
Các loại logo doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều thiết kế khác nhau, như:
- Logo chính
- Logo thay thế
- Logo đen trắng
- Logo dọc
- Logo hình vuông
- Logo ngang
- Logo xám
Slogan
Slogan của thương hiệu thường ngắn gọn, xúc tích, thường chỉ khoảng 8 từ, nhưng phải gây ấn tượng mạnh với khách hàng, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Slogan sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt thời gian phát triển, do đó cần lựa chọn một cách khéo léo.
Ví dụ về các slogan nổi tiếng
- Nike: “Just Do It”
- Apple: “Think Different”
- Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”
- Kinh Đô: “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”
- Vinamilk: “Vươn cao Việt Nam”
Tone màu thương hiệu
Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng và truyền tải thông điệp của thương hiệu đến khách hàng một cách dễ dàng. Do đó, cần lựa chọn tông màu phù hợp với mục tiêu và thông điệp mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Cụ thể:
- Màu đỏ: Thể hiện sự năng nổ, nhiệt huyết
- Màu cam: Mang lại sự trẻ trung, nhẹ nhàng
- Màu vàng: Gam màu của bình minh và hạnh phúc
- Màu xanh lá cây: Thể hiện sắc màu thiên nhiên, thanh mát, tươi trẻ và nhẹ nhàng
- Màu xanh dương: Mang lại cảm giác yên bình và tin tưởng
- Màu tím: Gam màu hoàng gia
- Màu nâu: Thể hiện sự nổi bật, phá cách
- Màu đen: Thể hiện sự tinh tế, hiện đại
Nội dung hình ảnh
Để thu hút và thuyết phục khách hàng, doanh nghiệp cần chú trọng vào các yếu tố hình ảnh và nội dung. Hãy cung cấp cho khách hàng những nội dung và hình ảnh có giá trị, phù hợp với mục tiêu và phương châm của doanh nghiệp. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý:
- Instagram, Blog, Facebook, Twitter: Hình ảnh đăng trên các nền tảng này cần phải chất lượng cao, sáng tạo, và phù hợp với thông điệp thương hiệu. Sử dụng các hình ảnh nhất quán về màu sắc, phong cách và chủ đề để duy trì hình ảnh thương hiệu rõ ràng và đồng nhất.
- YouTube: Video và hình ảnh trên YouTube cần phải hấp dẫn, cung cấp thông tin hữu ích hoặc giải trí, và phù hợp với thương hiệu. Thumbnail và tiêu đề video cũng phải thu hút sự chú ý và phản ánh chính xác nội dung bên trong.
- Pinterest: Hình ảnh trên Pinterest nên có kích thước và định dạng phù hợp để thu hút người dùng và tạo cơ hội cho việc ghim và chia sẻ. Hình ảnh cần phải rõ ràng, sáng sủa và phản ánh đúng bản chất thương hiệu.
Font chữ
Font chữ được chọn phải phù hợp với tính chất thương hiệu. Ví dụ, một thương hiệu thời trang trẻ trung và sáng tạo có thể sử dụng font chữ hiện đại và độc đáo, sẽ là sai lầm nếu như kinh doanh bất động sản nhưng lại chọn font chữ năng động, nhiều nét uốn lượn.
Ngoài ra, font chữ cũng nên được chọn sao cho dễ đọc và dễ nhớ, đồng thời cũng phải phản ánh được tính chuyên nghiệp và độc đáo của thương hiệu. Sử dụng một font chữ chính nhất định và tuân thủ trong toàn bộ các tài liệu và truyền thông của thương hiệu để đảm bảo tính nhất quán và nhận diện dễ dàng.
Các loại font chữ thường được sử dụng trong brand identity:
- Serif: Font chữ có chân chữ, thường mang lại cảm giác trang trọng, chuyên nghiệp và cổ điển. Ví dụ: Times New Roman, Georgia.
- Sans-serif: Font chữ không có chân chữ, thường mang lại cảm giác hiện đại, trẻ trung và sạch sẽ. Ví dụ: Arial, Helvetica, Roboto.
- Script: Font chữ viết tay, thường mang lại cảm giác cá nhân hóa và gần gũi. Ví dụ: Pacifico, Brush Script.
- Display: Font chữ độc đáo, thường được sử dụng cho tiêu đề và phần nổi bật. Ví dụ: Impact, Lobster.
Phong cách thiết kế
Chọn một phong cách thiết kế riêng, độc đáo và khác biệt cho bộ nhận diện thương hiệu là điều quan trọng và cần thiết mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện. Dù là thiết kế cổ điển hay hiện đại, phong cách thiết kế phù hợp sẽ giúp tạo ra brand identity có hiệu quả cao hơn, phong cách thiết kế hiện nay cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Thống nhất và đồng nhất: Hình ảnh sử dụng trong toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu cần phải đồng nhất về phong cách, màu sắc và thông điệp để tạo ra một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và dễ nhận diện.
- Sáng tạo và độc đáo: Hình ảnh nên phản ánh tính sáng tạo và độc đáo của thương hiệu, giúp thương hiệu nổi bật trong mắt khách hàng và tạo ấn tượng sâu sắc.
Sản phẩm, dịch vụ
Ngoài logo và hình ảnh trên mạng xã hội, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến sản phẩm/dịch vụ của mình, bao gồm:
- Vỏ ebook, bao bì sản phẩm
- Infographic
- Tài liệu quảng cáo/tờ rơi quảng cáo
- Quảng cáo, truyền thông marketing
- Catalog/Lookbook của sản phẩm
- Poster, banner
Thông qua bài viết trên của W2O, mong rằng bạn đã giải đáp được Brand Identity là gì? Mức độ quan trọng của Brand Identity và các lưu ý khi thiết kế Brand Identity. Hy vọng rằng những thông tin W2O vừa chia sẻ sẽ giúp bạn xây dựng được một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo và hiệu quả.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: