Slogan là gì? Cách tạo ra một slogan hay, ấn tượng

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều có khẩu hiệu riêng và vô cùng ấn tượng, thứ tạo nên thương hiệu của họ. Slogan cùng với chiến lược quảng cáo hấp dẫn sẽ thu hút đáng kể lượng khách hàng quan tâm và phổ biến sản phẩm của họ tới công chúng. Vậy Slogan là gì? Hãy theo chân W2O và tìm hiểu về khái niệm này thông qua bài viết sau.

Slogan là gì?

Theo từ điển Cambrige, Slogan là một cụm từ ngắn dễ nhớ, đặc biệt là cụm từ dùng để quảng cáo một ý tưởng hoặc một sản phẩm bất kì.

Tổng quan lại, Slogan hay khẩu hiệu trong Tiếng Việt là một câu văn ngắn gọn chứa thông điệp mô tả đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ hoặc truyền tải những giá trị mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. Câu slogan thường có ý nghĩa khích lệ, động viên khách hàng hoặc thể hiện lời hứa, hướng phát triển của doanh nghiệp.

Slogan là gì
Slogan (khẩu hiệu) mang thương hiệu lại gần hơn với khách hàng

Slogan giúp mọi người dễ dàng nhận biết thương hiệu. Vì vậy, không chỉ các thương hiệu lớn mà các doanh nghiệp, câu lạc bộ, hội nhóm và thậm chí là cá nhân hiện nay cũng đã tự tạo cho mình những câu slogan độc đáo. Khẩu hiệu có thể tồn tại dưới nhiều sắc thái như nhẹ nhàng, hùng hồn, mạnh mẽ,… Và đôi khi, slogan còn giúp người nghe tưởng tượng rằng họ đang trực tiếp trải nghiệm sản phẩm.

Slogan thường xuyên xuất hiện trên các quảng cáo, trang web, bao bì sản phẩm hoặc trong các chiến dịch truyền thông để tăng cường nhận thức về thương hiệu và tạo sự nhớ đến sản phẩm. Điều này giúp tạo ra ấn tượng sâu sắc, củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Vai trò của slogan và tầm ảnh hưởng trong kinh doanh

Slogan là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp

Slogan không chỉ là một câu khẩu hiệu tạo ra cho quảng cáo sản phẩm, mà slogan còn đóng vai trò chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong một thời gian dài. Một câu slogan tốt, hay, ý nghĩa sẽ có ưu thế chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng dành cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp thường dành ra rất nhiều thời gian và thử rất nhiều câu slogan trước khi đưa ra một câu slogan chính thức gắn liền với thương hiệu doanh nghiệp.

Kích thích phát triển thương hiệu

Tạo ra nhận diện thương hiệu độc đáo là điều mà mọi doanh nghiệp đề muốn, vì slogan luôn đi kèm với tên của thương hiệu và sẽ đại diện cho thương hiệu đó trên mọi phương tiện truyền thông. Do đó, slogan sẽ kích thích doanh nghiệp trong việc phát triển hình ảnh thương hiệu.

Một mình tên và logo thương hiệu không thể tồn tại đơn lẻ trong nhận diện truyền thông thương hiệu. Vì vậy, slogan đóng vai trò chủ chốt trong việc truyền tải sứ mệnh của doanh nghiệp và tăng động lực thúc đẩy giá trị doanh nghiệp. Một câu slogan với ý nghĩa đơn giản và độc đáo sẽ dễ dàng đi vào tâm trí của khách hàng hơn.

Giúp cho thương hiệu được yêu mến hơn

Slogan đóng vai trò như một phần đặc trưng của thương hiệu. Một slogan thành công không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn thể hiện được sự cam kết mà doanh nghiệp muốn mang đến cho khách hàng. Bên cạnh việc thu hút khách hàng, slogan còn phải thu hút được các nhân viên hành động theo thông điệp mà slogan muốn truyền tải để nhắc nhở ý nghĩa mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng.

Gây ấn tượng trong tâm trí khách hàng

Thông thường, một câu slogan thường có khoảng 5 – 8 từ đơn giản và dễ nhớ. Những slogan dài sẽ gây khó khăn trong việc đi vào tâm trí khách hàng nên sẽ ưu tiên những câu slogan ngắn gọn súc tích hơn. Thông điệp mà slogan truyền tải cùng hình ảnh logo đi vào trong tâm trí khách hàng khi họ nhìn thấy bộ nhận dạng thương hiệu của doanh nghiệp ở bất kỳ đâu là điều rất quan trọng.

Các lưu ý trong việc sáng tạo slogan

Ngắn gọn và súc tích: Bạn chỉ có vài giây để gây ấn tượng với người tiêu dùng. Vì vậy, khi tạo ra một câu khẩu hiệu, doanh nghiệp phải tạo được ấn tượng ngay từ những từ đầu tiên. Doanh nghiệp cũng có thể truyền tải giá trị và năng lượng tích cực thông qua các từ ngữ được sử dụng.

Ví dụ: Slogan của hãng Unilever: “Your passion. Our strength” vô cùng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc nhưng giá trị ý nghĩa vô cùng cao.

Unilever
Thương hiệu Unilever sở hữu slogan hay, ngắn gọn

Gắn liền với thương hiệu: Slogan được coi là một trong những phương thức hiệu quả để mang thương hiệu đến gần hơn với công chúng. Vì vậy, giữa khẩu hiệu và thương hiệu cần có sự liên kết chặt chẽ để người dùng dễ dàng liên tưởng và ghi nhớ.

Slogan hay hoặc dở do người tiêu dùng quyết định: Tóm lại, sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trên thị trường đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, để đánh giá sự thành công của một slogan, cần phải theo dõi, thu thập và đánh giá phản hồi từ người tiêu dùng, hay nói cách khác là chính khách hàng.

Đảm bảo tính trung thực: Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm đến những sản phẩm/dịch vụ có thông điệp hoặc slogan vui nhộn và ý nghĩa hơn là những slogan tự đề cao. Vì để đánh giá chất lượng của thương hiệu, người tiêu dùng cần có thời gian trải nghiệm. Do đó, việc một số nhãn hàng sử dụng khẩu hiệu khẳng định giá trị có thể gây khó chịu cho khách hàng, tạo ra phản ứng tiêu cực với sản phẩm/dịch vụ và dễ bị lãng quên.

Làm thế nào để tạo nên một slogan hay?

Để có thể tạo ra một slogan hay và ấn tượng, bạn có thể tuân thủ theo các bước và nguyên tắc dưới đây nhằm đảm bảo slogan của bạn vừa dễ nhớ, vừa phản ánh đúng giá trị thương hiệu cũng như đáp ứng được mong đợi của khách hàng.

Định vị thương hiệu

Dựa trên tệp khách hàng mục tiêu, mỗi thương hiệu sẽ định hướng lối đi và xây dựng thông điệp để truyền tải đến người tiêu dùng. Cùng với đó, doanh nghiệp cũng sẽ xây dựng câu khẩu hiệu thể hiện các giá trị tốt đẹp mà sản phẩm/dịch vụ mang đến cho khách hàng. Để định vị thương hiệu, bạn cần tập trung vào các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, phát triển thành những điểm đặc trưng, tạo sự khác biệt.

Đối với cá nhân, mỗi người đều có những điểm nổi bật riêng. Và đối với thương hiệu cũng vậy, bạn cần thấu hiểu doanh nghiệp và tạo ra giá trị khác biệt cho chính mình trên thị trường. Điều tốt nhất để định vị thương hiệu là sản phẩm/dịch vụ được bày bán có cách thức quảng cáo, truyền tải thông điệp và sở hữu chức năng chưa từng xuất hiện trước đó. Dựa trên các chiến lược định vị theo giá cả, giá trị, lợi ích…

Xem thêm: Định vị thương hiệu là gì? Chiến lược và ví dụ chi tiết

Ví dụ: TH True Milk là một nhãn hiệu sữa tươi nổi tiếng tại Việt Nam. Chiến lược định vị thương hiệu của TH True Milk dựa trên ba yếu tố:

  • Sự sạch: TH True Milk cam kết cung cấp sữa tươi sạch, nguyên chất, không chứa chất bảo quản.
  • Sự tươi ngon: TH True Milk được sản xuất từ nguồn sữa tươi sạch, vắt trực tiếp từ đàn bò sữa tại các trang trại của TH True Milk.
  • Sự tiện lợi: TH True Milk được đóng gói theo nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
TH True Milk
TH True Milk với slogan “Thật sự thiên nhiên” ghi điểm với người tiêu dùng

Từ đó, slogan của thương hiệu TH True Milk là “Thật sự thiên nhiên”. Câu nói này thể hiện cam kết của TH True Milk trong việc cung cấp sữa tươi sạch và nguyên chất cho người tiêu dùng.

Slogan ấn tượng của TH True Milk đã thành công trong việc xây dựng một vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng. TH True Milk được biết đến là một nhãn hiệu sữa tươi sạch, tươi ngon và tiện lợi. Điều này đã giúp TH True Milk trở thành một trong những thương hiệu sữa tươi hàng đầu tại Việt Nam.

Lựa chọn slogan phù hợp

Sau khi đã tổng hợp, cần lọc lại theo phương pháp loại trừ những slogan bạn thích nhất hoặc cảm thấy phù hợp nhất cho sản phẩm và doanh nghiệp/cá nhân. Những câu văn được chọn cần chỉn chu, mang ý nghĩa tích cực, truyền tải thông điệp sâu sắc và các giá trị doanh nghiệp hướng đến.

Giả sử bạn kinh doanh trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, khẩu hiệu của doanh nghiệp phải dễ gần và dễ hiểu để tiếp cận được nhiều người nhất có thể. Nếu kinh doanh trong lĩnh vực nội thất, slogan nên thiên về sự ấm cúng, tình cảm và thể hiện được tinh thần chất liệu cao cấp. Đặt trường hợp doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thời trang xa xỉ nhưng khẩu hiệu không mang lại khí chất sang trọng thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu là rất khó.

Tổng hợp các ý tưởng slogan mà bạn có

Để triển khai một slogan thành công, bạn cần qua nhiều giai đoạn chắt lọc kỹ lưỡng. Đây được xem là phương tiện truyền tải giá trị hay “bộ mặt” của mỗi cá nhân, doanh nghiệp.

Do đó, xây dựng ý tưởng là quá trình cần sự tham gia của nhiều người và phải được ghi lại theo trình tự. Những ý tưởng sáng tạo, độc đáo có thể xuất hiện bất ngờ. Sau khi tổng hợp lại những câu nói hay, đội nhóm cần xem xét lại để chọn lọc ra những slogan tâm đắc và chỉnh sửa phù hợp với các tiêu chí ban đầu.

Ý tưởng slogan
Cần suy nghĩ, chắt lọc và ghi lại ý tưởng khi sáng tạo slogan

Tham khảo slogan của đối thủ

Tham khảo slogan của đối thủ, đặc biệt là những câu nói thành công trên thị trường, giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng. Từ đó, tìm ra cấu trúc hợp lý, câu văn và thông điệp ngắn gọn, súc tích cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tránh việc trùng lặp giá trị với đối thủ hoặc sự giống nhau trong khẩu hiệu, từ đó tạo được nét độc đáo cho thương hiệu của mình. Bạn cần tìm hiểu thêm về câu nói đó liên quan đến các yếu tố của doanh nghiệp và hoạt động như thế nào. Khi biết được chi tiết này, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra slogan riêng cho mình và doanh nghiệp.

Ví dụ về slogan hay, ý nghĩa

Trong nước

Biti’s: “Nâng niu bàn chân Việt”

Khẩu hiệu này muốn chứng tỏ rằng nhãn hàng đã xây dựng một thương hiệu giày dép mang tầm thời đại, Biti’s đã từng gắn liền với bao thế hệ người Việt. Cùng với sự phát triển không ngừng của thời trang, Biti’s Hunter luôn tìm kiếm sự mới lạ và mang trong mình sứ mệnh không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để vươn mình ra thế giới.

Biti's
Biti’s với slogan “Nâng niu bàn chân Việt”

Cà phê Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”

Với khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng tạo”, CEO Đặng Lê Nguyên Vũ mong muốn thúc đẩy tinh thần sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam thông qua việc phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên, truyền cảm hứng và thúc đẩy sự đổi mới đối với những người yêu thích cà phê.

Cà phê Trung Nguyên
Cà phê Trung Nguyên với slogan“Khơi nguồn sáng tạo”

Bia Tiger: “Bản lĩnh đàn ông”

Đối với những người yêu thích bia, nhu cầu của họ là chia sẻ cùng bạn bè, thể hiện khía cạnh đàn ông chính hiệu, khẳng định phong cách và thành công, thể hiện sự tiến bộ của người châu Á trong cuộc sống toàn cầu… Do đó, “nhu cầu thể hiện bản lĩnh đàn ông châu Á” được Tiger xem như một tiêu chí quan trọng để đưa vào câu nói của thương hiệu.

Bia Tiger
Bia Tiger với slogan “Bản lĩnh đàn ông”

Toàn cầu

KFC: “It’s Finger lickin’ good” (Vị ngon trên từng ngón tay)

KFC muốn truyền tải thông điệp rằng khi ăn, ta có thể “liếm” hương vị của miếng gà rán trên đầu ngón tay thay vì dùng khăn ăn để lau tay. Điều này cho phép ta cảm nhận hương vị của miếng gà rán một cách chân thực nhất. Có thể thấy KFC đã rất khéo léo khi sử dụng slogan này vì nó khơi dậy trí tưởng tượng của khách hàng khi nghĩ đến thương hiệu gà rán KFC.

Gà rán KFC
KFC với slogan “It’s Finger lickin’ good”

Apple: “Think different” (Hãy suy nghĩ khác biệt)

Khẩu hiệu “Think different” có thể coi là slogan nổi tiếng nhất trong lịch sử phát triển của Apple. Với Apple, người dùng có thể cảm nhận được sự khác biệt mà các sản phẩm của thương hiệu này mang lại. Từ thiết kế cho đến các ứng dụng, phần mềm và các tính năng của sản phẩm, kích thích trí tò mò và sự ham muốn khám phá của người dùng.

Apple
Apple với slogan “Think different”

Nike: “Just do it!” (Cứ làm đi)

Nike tập trung vào việc động viên và khích lệ người tiêu dùng làm những điều mà họ yêu thích, mặc những trang phục mà họ mong muốn và hành động theo cách họ thấy phù hợp và tự tin nhất trong cuộc sống hàng ngày.

Nike
Nike với slogan “Just do it!”

Hy vọng qua bài viết này của W2O, bạn có thể am hiểu rõ về slogan là gì cũng như những lưu ý cần thiết để tạo ra một câu khẩu hiệu vừa hay vừa ấn tượng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Xem thêm: PR là gì? Tìm hiểu về PR và ngành nghề Quan hệ công chúng