Sau khi thành lập công ty cần làm gì? #8 việc cần LÀM NGAY

Sau khi thành lập công ty cần làm gì để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật? Đây là câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp đều băn khoăn trong giai đoạn đầu. Để tránh những rủi ro pháp lý không đáng có và giúp công ty nhanh chóng đi vào quỹ đạo hoạt động, các việc cần làm sau khi thành lập công ty cần được thực hiện một cách đầy đủ và đúng quy trình. Hãy cùng W2O khám phá 8 việc quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhé!

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Đầu tiên trong doanh sách “Sau khi thành lập công ty cần làm gì?” là công bố nội dung doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, sau khi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được phê duyệt và doanh nghiệp nhận được giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp phải công bố công khai thông tin công ty lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đây là một quy định bắt buộc nhằm minh bạch hóa thông tin và đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Doanh nghiệp cần thực hiện nộp phí công bố thông tin, có thể thanh toán trực tiếp hoặc chuyển khoản theo hướng dẫn. Đặc biệt, lưu ý rằng thời gian thực hiện việc công bố và nộp phí là trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông tin được công khai. Quá thời hạn này, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các chế tài xử phạt hành chính theo quy định.

Kê khai thuế ban đầu và nộp hồ sơ liên quan

Kê khai thuế ban đầu

Sau khi thành lập công ty cần làm gì để tuân thủ đúng các quy định về thuế? Hiện nay, Nhà nước áp dụng chính sách miễn lệ phí môn bài trong năm đầu tiên cho doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn cần nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01 năm sau khi thành lập. Sau thời gian miễn, mức lệ phí môn bài sẽ được áp dụng tùy theo vốn điều lệ:

Vốn điều lệ < 10 tỷ đồng: 2.000.000 VNĐ/năm.

Vốn điều lệ ≥ 10 tỷ đồng: 3.000.000 VNĐ/năm.

Doanh nghiệp có thể bị phạt như sau nếu nộp trễ phí môn bài:

Số ngày nộp trễMức phạt
1-5 ngàyPhạt cảnh cáo (Nếu tình tiết được giảm nhẹ)
1 – 10 ngày400.000đ – 1.000.000đ
10 – 20 ngày800.000đ – 2.000.000đ
20 – 30 ngày1.200.000đ – 3.000.000đ
30 – 40 ngày1.600.000đ – 4.000.000đ
40 – 90 ngày2.000.000đ – 5.000.000đ

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký hình thức kế toán và loại hóa đơn sử dụng.
  • Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Kế toán trưởng.
  • Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (TSCĐ).
  • Tờ khai lệ phí môn bài (nộp qua mạng).
  • Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.

Doanh nghiệp nên ưu tiên nộp tờ khai và lệ phí môn bài đúng hạn để tránh các rủi ro pháp lý. Các hồ sơ khác có thể hoàn thiện bổ sung sau để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi.

Xem thêm: Quy trình thành lập công ty 2025 đầy đủ và chi tiết nhất

Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản đến cơ quan chức năng.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì để đảm bảo hoạt động kinh doanh thuận lợi? Tài khoản ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh và giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Dù pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng, nhưng với quy định hiện hành yêu cầu các giao dịch trên 20 triệu đồng phải thực hiện qua chuyển khoản, việc sở hữu tài khoản ngân hàng là rất cần thiết.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Lợi ích cho doanh nghiệp khi mở tài khoản ngân hàng:

  • Nộp thuế trực tuyến: Giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế mà không cần đến trực tiếp kho bạc.
  • Tăng tính chuyên nghiệp: Tạo niềm tin và sự uy tín với khách hàng, đối tác.
  • Thuận tiện giao dịch: Tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình thanh toán, mua bán.
  • Quản lý tài chính hiệu quả: Giúp doanh nghiệp kiểm soát chi tiêu và dòng tiền một cách rõ ràng.

Một số lưu ý quan trọng:

  • Thông báo tài khoản ngân hàng: trong vòng 10 ngày kể từ khi mở tài khoản, doanh nghiệp cần thông báo số tài khoản ngân hàng với Sở KH&ĐT.
  • Quy định sử dụng: Mỗi tài khoản ngân hàng chỉ được sử dụng cho một doanh nghiệp, nhưng một doanh nghiệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau để phục vụ nhu cầu hoạt động.

Việc mở tài khoản ngân hàng không chỉ là giải pháp tiện lợi mà còn giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật và gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Đăng ký & sử dụng chữ ký số điện tử

Sau khi thành lập công ty cần làm gì để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ quy định pháp luật? Một trong những việc quan trọng là đăng ký và sử dụng chữ ký số. Chữ ký số, hay còn gọi là chữ ký điện tử, là thiết bị có hình dáng giống một chiếc USB và mang giá trị tương đương với con dấu doanh nghiệp. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch và thủ tục hành chính trực tuyến mà không cần ký giấy tờ hoặc đóng dấu thủ công.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Đặc điểm của chữ ký số:

  • Sử dụng: Mỗi chữ ký số chỉ được sử dụng cho một doanh nghiệp, tuy nhiên, một doanh nghiệp có thể đăng ký nhiều chữ ký số để thuận tiện trong hoạt động.
  • Tầm quan trọng: Là công cụ bắt buộc trong nhiều giao dịch điện tử, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và tăng tính chuyên nghiệp.

Chi phí chữ ký số tham khảo:

  • 1 năm: 1.350.000 đồng
  • 2 năm: 1.900.000 đồng
  • 3 năm: 2.100.000 đồng

Khi làm hồ sơ chữ ký số doanh nghiệp cần chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp lệ các giấy tờ chứng thực của người đại diện pháp luật, như: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hoặc hộ chiếu.

Lưu ý khi chọn chữ ký số: Doanh nghiệp cần lựa chọn nhà cung cấp chữ ký số uy tín để đảm bảo tính pháp lý và an toàn trong các giao dịch. Sở hữu chữ ký số không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường số hóa.

Treo biển hiệu công ty tại trụ sở đăng ký kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên doanh nghiệp bắt buộc phải được treo tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Nếu không thực hiện, doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính từ 10-15 triệu đồng, thậm chí bị khóa mã số thuế trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Vì vậy, việc treo bảng hiệu không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro pháp luật không đáng có.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Lưu ý khi làm bảng hiệu: Doanh nghiệp cần tuân thủ một số quy định cụ thể về kích thước bảng hiệu khi thiết kế và lắp đặt bảng hiệu để đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật, bao gồm:

  • Chiều cao tối đa 2m, chiều dài ngắn hơn chiều ngang của mặt tiền.
  • Đối với bảng hiệu treo đứng: Chiều ngang không quá 1m, chiều cao tối đa 4m, nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà.

Thủ tục về phát hành hóa đơn

Theo Thông tư 78 và Nghị định 123, tất cả cá nhân và tổ chức kinh doanh hiện nay bắt BUỘC phải sử dụng hóa đơn điện tử trong các giao dịch để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định pháp luật.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Dưới đây là bảng giá tham khảo từ một số nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín (đã bao gồm VAT):

  • EasyInvoice: Từ 325.000 đồng.
  • SInvoice Viettel: Từ 143.000 đồng.
  • MobiFone Invoice: Từ 270.000 đồng.

Đáp ứng đầy đủ điều kiện pháp lý đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện, việc hoàn thiện các giấy tờ còn thiếu trong quá trình đăng ký doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Các tài liệu cần bổ sung có thể bao gồm giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề, tùy thuộc vào quy định của từng ngành nghề. Đây là yếu tố bắt buộc để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và không gặp phải các rủi ro pháp lý khi bị cơ quan chức năng thanh tra.

Ngoài ra, các loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,… cũng cần đặc biệt chú ý đến vấn đề góp vốn điều lệ. Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đã cam kết trong giấy tờ trong vòng 90 ngày kể từ khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Việc góp vốn này có thể thực hiện bằng tiền mặt, tài sản hoặc các loại tài sản khác theo quy định.

Nếu doanh nghiệp không thể hoàn thành việc góp đủ vốn trong thời hạn quy định, cần thực hiện thủ tục giảm vốn điều lệ để điều chỉnh số vốn đã đăng ký, tránh bị xử phạt vi phạm. Đây là một bước rất quan trọng nhằm đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tránh các hậu quả không đáng có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sau này.

Đăng ký bảo hiểm theo quy định cho người lao động

Việc cuối cùng trong danh sách “Sau khi thành lập công ty cần làm gì?” là thực hiện đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm ý tế cho người lao động là nghĩa vụ quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần tuân thủ, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới thành lập. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp trong giai đoạn khởi đầu thường bỏ sót bước này, dẫn đến nguy cơ bị xử phạt hành chính và ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì

Theo Quyết định 772, công ty cần phải nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm cho nhân viên trong 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng làm việc chính thức. Việc chậm trễ hoặc không thực hiện có thể dẫn đến các chế tài pháp luật nghiêm khắc, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín doanh nghiệp.

Hồ sơ đăng ký bảo hiểm cần chuẩn bị bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia và điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
  • Danh sách nhân viên trong công ty tham gia BHXH, BHYT, BHTN, …

Chủ đề câu hỏi sau khi thành lập công ty cần làm gì

Sau khi thành lập công ty, cần thực hiện các thủ tục gì để công ty chính thức hoạt động? Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần hoàn thành các thủ tục như: công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia, làm con dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, kê khai và nộp thuế môn bài, treo bảng hiệu công ty, đăng ký phát hành hóa đơn điện tử, và hoàn thiện các điều kiện kinh doanh (nếu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Có bắt buộc doanh nghiệp treo bảng hiệu tại các trụ sở không? Có, theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bắt buộc phải treo bảng hiệu tại trụ sở chính và các chi nhánh. Việc không thực hiện có thể bị phạt từ 10-15 triệu đồng hoặc bị khóa mã số thuế.

Có bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thành lập công ty không? Theo Thông tư 78 và Nghị định 123, tất cả doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi tiến hành các giao dịch kinh doanh. Doanh nghiệp cần đăng ký mua hóa đơn điện tử từ các nhà cung cấp uy tín và thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan thuế trước khi sử dụng.

Như vậy, hy vọng bài viết của W2O đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Sau khi thành lập công ty cần làm gì?”. Việc thực hiện đầy đủ thủ tục và các việc cần làm sau khi thành lập công ty là bước quan trọng giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững. Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn thực hiện đúng quy trình và hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết để có một khởi đầu suôn sẻ. Chúc bạn thành công trong hành trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp!