Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một loại hình doanh nghiệp được đăng ký phổ biến tại Việt Nam, phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi thành lập công ty TNHH, nhà đầu tư có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu) hoặc Công ty TNHH hai thành viên trở lên (từ 2 đến 50 thành viên góp vốn). Qua bài viết này, W2O sẽ cung cấp thông tin chi tiết và hữu ích, để bạn chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH một cách trơn tru, đúng quy định pháp luật hiện hành.
Tại sao doanh nghiệp nên chọn thành lập công ty TNHH?
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) luôn được đánh giá là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam nhờ vào những ưu điểm nổi bật. Cụ thể:
- Trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp: Chủ sở hữu công ty TNHH chỉ phải chịu trách nhiệm trong giới hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tài chính cho cá nhân và gia đình khi khởi nghiệp.
- Chi phí thành lập hợp lý: So với các loại hình doanh nghiệp khác, chi phí và vốn đầu tư ban đầu của công ty TNHH thường thấp hơn, phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các doanh nghiệp gia đình.
- Cơ cấu quản lý linh hoạt: Với số lượng thành viên giới hạn (tối đa 50 người), công ty TNHH dễ dàng duy trì sự kiểm soát nội bộ, tránh tình trạng xáo trộn khi chuyển nhượng vốn. Thông thường, quyền ưu tiên sẽ được dành cho các thành viên hiện hữu khi chuyển nhượng, giúp hạn chế sự tham gia của các cá nhân không mong muốn.
- Ưu đãi về thuế chuyển nhượng vốn: Khác với công ty cổ phần, việc chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH (trong một số trường hợp chưa phát sinh lợi nhuận) không phải chịu thuế thu nhập cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên khi có nhu cầu chuyển nhượng.
Với những ưu điểm vượt trội như vậy, công ty TNHH là sự lựa chọn lý tưởng cho các cá nhân, gia đình hoặc nhóm nhỏ muốn tự mình làm chủ doanh nghiệp. Cùng khám phá chi tiết thủ tục thành lập công ty tnhh ở phần tiếp theo!
Thủ tục thành lập công ty TNHH
Bước 1: Chuẩn bị thông tin
- Loại hình doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh: Phải phù hợp với pháp luật, nếu là ngành nghề có điều kiện thì cần đáp ứng đủ các yêu cầu.
- Tên công ty đảm bảo cấu trúc sau: Loại hình doanh nghiệp (TNHH) + tên riêng.
- Địa chỉ trụ sở chính: Địa chỉ cần phải rõ ràng, đảm bảo hợp pháp.
- Thành viên góp vốn.
- Vốn điều lệ: Phù hợp với ngành nghề kinh doanh và chiến lược phát triển.
- Người đại diện theo pháp luật: Là người chịu trách nhiệm pháp lý.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH
- Giấy tờ đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên góp vốn.
- Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu của từng thành viên trong công ty.
- Giấy tờ chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có vốn đầu tư nước ngoài).
- Giấy ủy quyền (nếu người khác nộp hồ sơ).
Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập công ty TNHH và đăng bố cáo
- Xác định cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền (văn phòng Sở KH&ĐT).
- Tiến hành nộp hồ sơ và lệ phí để đăng bố cáo.
- Nhận giấy tờ chứng nhận đăng ký kinh doanh từ cơ quan chức năng.
- Thực hiện đăng bố cáo công khai theo quy định.
Bước 4: Làm con dấu pháp nhân
- Thiết kế con dấu và khắc con dấu.
- Nhận con dấu và lưu mẫu dấu theo quy định.
Bước 5: Đăng bố cáo & thủ tục thuế
- Treo bảng tên của công ty tại trụ sở.
- Làm chữ ký số và tạo tài khoản ngân hàng.
- Khai thuế ban đầu, nộp thuế môn bài và đăng ký hóa đơn GTGT.
- Hoàn thiện thủ tục khác nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Lệ phí thành lập công ty TNHH
Loại phí | Số tiền (Đồng) |
Phí đăng ký doanh nghiệp | 50.000 |
Chi phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp | 100.000 |
Phí khắc dấu doanh nghiệp | 200.000-500.000 |
Phí làm biển hiệu | 175.000/m2 |
Phí mua chữ ký số | 1.600.000 đồng/ năm hoặc 2.700.000 đồng/3 năm |
Phí mở tài khoản ngân hàng | Miễn phí mở tài khoản Quỹ duy trì: 1.000.000 (nếu có) |
Phí môn bài | Đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ:
Cá nhân, hộ kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa/dịch vụ:
|
Phí dịch vụ (khác) | Tư vấn Soạn thảo hồ sơ Giao nhận giấy phép … |
Danh sách việc cần làm sau khi thành lập công ty TNHH
Sau khi hoàn thành các thủ tục làm hồ sơ thành lập công ty tnhh, doanh nghiệp cần thực hiện thêm một số bước để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi và đúng quy định pháp luật. Các công việc cụ thể bao gồm:
- Kê khai thuế ban đầu và nộp hồ sơ liên quan.
- Mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản đến cơ quan chức năng.
- Đăng ký & sử dụng chữ ký số điện tử.
- Treo biển hiệu công ty tại trụ sở đăng ký kinh doanh.
- Thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn giá trị gia tăng (VAT).
- Đáp ứng các điều kiện pháp lý như giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, hoặc các yêu cầu về vốn đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Đăng ký bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định cho người lao động.
- Thực hiện các nghĩa vụ kê khai và nộp thuế định kỳ như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp, và các loại thuế khác.
Việc hoàn thành các công việc này là điều kiện cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp có thể vận hành một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Lưu ý khi thành lập công ty TNHH
Công ty TNHH 1 thành viên
Doanh nghiệp do một tổ chức/ cá nhân làm chủ sở hữu và chịu trách nhiệm hữu hạn về nợ và tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Chỉ là một người làm chủ sở hữu, chủ sở hữu có thể là tổ chức hoặc cá nhân.
Cơ cấu tổ chức cơ bản:
Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức, và tất cả đều chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Các thành viên của công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức; số lượng thành viên từ 2-50 người.
Cơ cấu tổ chức cơ bản:
Làm thế nào công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể tăng vốn điều lệ:
- Các thành viên hiện tại góp thêm vốn vào công ty theo tỷ lệ sở hữu.
- Kết nạp thêm thành viên mới góp vốn, nhưng phải đảm bảo tổng số thành viên không vượt quá 50 người theo quy định pháp luật.
Một số câu hỏi phổ biến khi thành lập công ty TNHH
Có thể chuyển đổi Công ty TNHH thành công ty cổ phần không?
Có. Công ty TNHH hoàn toàn có thể chuyển đổi sang công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Quy trình chuyển đổi cần tuân thủ các thủ tục như chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi, thay đổi loại hình doanh nghiệp, và công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia.
Công ty TNHH có phải chứng minh vốn khi thành lập không?
Doanh nghiệp không cần chứng minh vốn khi thành lập công ty TNHH, ngoại trừ các ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định (như tài chính, bất động sản). Tuy nhiên, vốn điều lệ cần được góp đủ trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với công chức, viên chức, liệu có được thành lập công ty TNHH không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Cán bộ, Công chức, viên chức không được phép thành lập hoặc tham gia quản lý doanh nghiệp, trừ trường hợp được pháp luật cho phép trong một số lĩnh vực đặc thù.
Công ty TNHH cần bao nhiêu người đại diện trên pháp luật?
Công ty TNHH có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật, tùy thuộc vào quy định trong Điều lệ công ty. Các chức danh như Giám đốc, Tổng Giám đốc, hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên thường được lựa chọn làm người đại diện pháp luật.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước và yêu cầu trong việc chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty TNHH. W2O chúc bạn thành công trên con đường khởi nghiệp và xây dựng doanh nghiệp của mình!
Xem thêm: Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên