Năm 2025, nhu cầu lao động quốc tế đang gia tăng mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tại Việt Nam. Trong bài viết này, W2O sẽ cung cấp thông tin chi tiết, từ các điều kiện cần có đến từng bước thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động, giúp bạn chuẩn bị mọi thứ đầy đủ và hiệu quả nhất.
Công ty xuất khẩu lao động là gì?
Công ty xuất khẩu lao động là một doanh nghiệp được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc, thường là từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển hoặc những nơi có nhu cầu lao động cao. Bao gồm các chức năng hoạt động chính như sau:
- Tuyển dụng và đào tạo lao động: Công ty tìm kiếm và tuyển chọn ứng viên phù hợp, cung cấp các khóa đào tạo nghề, ngoại ngữ, và kỹ năng mềm để chuẩn bị cho lao động làm việc ở nước ngoài.
- Hoàn thiện thủ tục pháp lý: Công ty hỗ trợ người lao động hoàn thành các thủ tục, bao gồm xin visa, giấy phép lao động, và hợp đồng lao động quốc tế.
- Kết nối với nhà tuyển dụng nước ngoài: Đóng vai trò trung gian giữa người lao động và các nhà tuyển dụng tại nước ngoài, đảm bảo các điều kiện làm việc được thỏa thuận đúng theo hợp đồng.
- Bảo vệ quyền lợi lao động: Đảm bảo người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, hợp pháp, và hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong suốt thời gian làm việc ở nước ngoài.
Xem thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty dịch vụ kể toán
Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động theo Luật doanh nghiệp
Điều kiện về vốn điều lệ và ký quỹ
- Vốn điều lệ tối thiểu là 5 tỷ đồng, yêu cầu 100% vốn Việt Nam.
- Phải ký quỹ 2 tỷ đồng tại ngân hàng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài hợp pháp tại Việt Nam.
- Nếu có chi nhánh thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động, cần ký quỹ thêm 500 triệu đồng cho mỗi chi nhánh.
Điều kiện về tên công ty
- Tên công ty phải bao gồm cụm từ “xuất khẩu lao động” và không được trùng lặp với các doanh nghiệp khác.
- Ví dụ: Công ty TNHH Xuất khẩu Lao động Trường Thịnh.
Điều kiện về trụ sở công ty
- Trụ sở chính phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp và không nằm trong khu vực hạn chế kinh doanh như chung cư hoặc khu tập thể.
- Địa chỉ cần rõ ràng, dễ tìm và thuận tiện cho hoạt động kinh doanh cũng như đào tạo lao động.
Điều kiện về mã ngành nghề kinh doanh
Trước khi thành lập công ty xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần lưu ý đăng ký các mã ngành sau:
- 7810: Hoạt động tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm.
- 7820: Cung ứng lao động tạm thời.
- 7830: Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài (mã ngành chính).
Ngoài ra, các mã ngành hỗ trợ như:
- 8531: Đào tạo sơ cấp (giáo dục nghề nghiệp).
- 8559: Giáo dục khác chưa phân vào đâu.
- 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục.
- 8230: Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- 7320: Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.
Điều kiện về chủ thể và người đại diện pháp luật
- Tất cả chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập và người đại diện pháp luật phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp.
- Người đại diện pháp luật cần có trình độ đại học trở lên, với ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất và trang thông tin điện tử
- Công ty cần có đội ngũ nhân viên đủ năng lực để thực hiện các hoạt động liên quan như ký kết hợp đồng, đào tạo và tìm kiếm thị trường lao động.
- Cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu đào tạo ngoại ngữ, chuyên môn và kỹ năng cho lao động trước khi xuất khẩu.
- Trang thông tin điện tử của công ty phải đăng ký tên miền Việt Nam “.vn” và được duy trì hoạt động liên tục.
Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động
Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty xuất khẩu lao động
Để tiến hành đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Đây là tài liệu yêu cầu cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Áp dụng cho các tổ chức sở hữu 100% vốn Việt Nam tham gia góp vốn.
- Điều lệ công ty: Văn bản này cần nêu rõ các quy định, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp và phải bao gồm các mã ngành liên quan đến xuất khẩu lao động.
- Bản sao công chứng căn cước công dân (CCCD) hoặc hộ chiếu: Áp dụng cho người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu, các thành viên góp vốn, và cổ đông sáng lập là cá nhân.
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông sáng lập: Áp dụng tùy theo loại hình doanh nghiệp.
- Văn bản ủy quyền và giấy tờ liên quan: Nếu tổ chức cử người đại diện theo ủy quyền, cần có văn bản cử đại diện kèm bản sao công chứng CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền.
Lưu ý quan trọng khi đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động:
- Tất cả các tài liệu công chứng phải đảm bảo thời hạn hiệu lực trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Trường hợp các thành viên hoặc cổ đông ủy quyền cho cá nhân/tổ chức chuẩn bị và nộp hồ sơ, cần có giấy ủy quyền hợp lệ.
- Điều lệ công ty cần bao gồm mã ngành chính và các mã ngành bổ trợ cho hoạt động xuất khẩu lao động.
Quy trình thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT)
Quy trình đăng ký thành lập công ty xuất khẩu lao động thường trải qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký
- Cách 1: Nộp hồ sơ bản giấy trực tiếp tại Bộ phận Một cửa thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT hoặc gửi qua bưu điện nếu ở xa.
- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo với lý do cụ thể để điều chỉnh và nộp lại.
Bước 3: Nhận giấy phép đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhận giấy phép theo các cách:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa.
- Đăng ký nhận qua dịch vụ bưu điện.
Câu hỏi phổ biến khi thành lập công ty xuất khẩu lao động
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động, kèm theo câu trả lời để bạn tham khảo:
Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty xuất khẩu lao động?
Theo quy định, doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần có vốn điều lệ tối thiểu 5 tỷ đồng, 100% vốn Việt Nam. Ngoài ra, công ty phải ký quỹ 2 tỷ đồng tại một ngân hàng hợp pháp tại Việt Nam. Nếu có chi nhánh thực hiện dịch vụ xuất khẩu lao động, ký quỹ thêm 500 triệu đồng cho mỗi chi nhánh.
Ai có thể làm đại diện pháp luật cho công ty xuất khẩu lao động?
Người đại diện theo pháp luật phải là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có bằng đại học và ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Cần chú ý gì khi đặt tên công ty xuất khẩu lao động?
Tên công ty phải bao gồm cụm từ “xuất khẩu lao động” và không được trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký khác.
Làm thế nào để đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp?
Công ty cần đăng ký mã ngành 7830 (Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài) làm ngành nghề chính, cùng với các mã ngành hỗ trợ như 7810, 7820, và các ngành liên quan đến đào tạo hoặc tư vấn.
Việc thành lập công ty xuất khẩu lao động vào năm 2025 đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp lý. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã nắm rõ các chi tiết và rõ ràng hơn về quy trình thực hiện. Nếu cần hỗ trợ hoặc tư vấn thêm, W2O luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn để giải đáp mọi thắc mắc với đội ngũ pháp lý chuyên nghiệp!
Mời bạn đọc thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ