Branding là gì? Brading có gì khác biệt so với Brand?

Câu hỏi Branding là gì thường xuất hiện khi các doanh nghiệp bắt đầu tập trung và đầu tư vào lĩnh vực Marketing – Truyền thông Quảng cáo. Hiểu rõ về Branding giúp các doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết và toàn diện hơn về các chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai. Thông qua bài viết này, W2O sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết về Branding.

Branding là gì?

“Xây dựng thương hiệu là trao cho sản phẩm và dịch vụ sức mạnh của một thương hiệu” (Kotler & Keller, 2015)

Nói cách khác, Branding (Xây dựng thương hiệu) là quá trình hình thành chiến lược và cách người khác nhìn nhận về thương hiệu của bạn. Mỗi khi bạn khởi động một trang web, đăng bài trên mạng xã hội, gửi email chiến dịch hoặc giao tiếp với khách hàng, bạn đều đang thực hiện việc xây dựng thương hiệu.

 

Branding là gì
Branding là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing

Branding là quá trình hình thành và duy trì hình ảnh của một thương hiệu nhằm tạo ấn tượng tốt trong suy nghĩ của khách hàng và người tiêu dùng. Nó bao gồm việc xác định các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và hình ảnh tổng thể của doanh nghiệp. Mục đích của Branding là xây dựng sự nhận diện và thiết lập mối liên kết tinh thần giữa thương hiệu và khách hàng.

Vậy Branding gồm những gì? Brading  gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (brand identity) và tiếp thị thương hiệu (brand marketing).

Branding và Brand là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng dễ bị nhầm lẫn, để tìm hiểu thêm về Brand là gì? Hãy tham khảo bài viết sau:

Brand là gì? Những điều bạn cần biết về một thương hiệu

Phân biệt Branding và Brand

Nói đơn giản, Brand là cách mà khách hàng nhìn nhận/am hiểu về doanh nghiệp của bạn, còn Branding là quá trình tạo dụng nên sự am hiểu đó.

BrandingBrand
Phạm vi và nội dungPhạm vi của branding hẹp hơn so với Brand, tập trung vào việc xây dựng các thành phần cụ thể để tạo nên Brand  như logo, màu sắc, và thiết kế, nhìn chung dễ nhận diện.Phạm vi của một brand là khá lớn. Brand bao gồm tất cả các thành phần tạo nên danh tiếng và đặc điểm của công ty hoặc sản phẩm, từ tên thương hiệu, logo, giá trị cốt lõi, đến trải nghiệm người dùng và cảm giác khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ…
Tính nhất quánDuy trì các thành phần nhận diện một cách nhất quán, thống nhất và đảm bảo mọi sản phẩm đều phải phản ánh hình ảnh và giá trị cốt lõi của brand.Tính nhất quán của brand được xây dựng thông qua sự tương tác và trải nghiệm khách hàng. Do đó, mỗi điểm tiếp xúc thương hiệu cần tạo ra ấn tượng tích cực và càng mang tính đồng đều càng tốt.
Mục tiêuMục tiêu của branding là định hình cụ thể sự nhận diện về mặt hình ảnh của brand, tạo được dấu ấn trong tâm trí  khách hàng và định vị được thương hiệu dễ nhận biết trên thị trường marketing.Đại diện cho giá trị cốt lõi và tầm nhìn dài hạn của công ty hoặc sản phẩm. Nó không chỉ là một biểu tượng, mà còn là nguồn cảm hứng và niềm tin từ phía khách hàng.
Thời gian hiện diệnQuá trình branding thường  liên quan đến các chiến dịch quảng cáo, thiết kế in ấn hay sự kiện tương tác. Thường bao gồm các chiến lược và chuỗi hành động được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Branding mang tính chất thời hạn và phụ thuộc vào brand, thường liên quan đến các hoạt động cụ thể. Brand khi đã được xây dựng và định hình trong tâm trí khách hàng, thường có xu hướng tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, nó có thể trải qua sự thay đổi để đáp ứng các xu hướng thị trường và sự kiện bất ngờ.

Branding quan trọng như thế nào?

Nhiều người cho rằng branding chỉ thực sự quan trọng đối với các doanh nghiệp hoặc thương hiệu lớn, hoạt động trong các lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt và yêu cầu khả năng thay đổi liên tục của mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, Branding vô cùng quan trọng ngay cả khi bạn là một doanh nghiệp nhỏ hay mới khởi nghiệp, lý do là vì sao? 

Branding có khả năng xây dựng mức độ nhận diện thương hiệu lớn

Có hai khái niệm thường dễ bị nhầm lẫn là nhận thức thương hiệu và nhận diện thương hiệu. Nhận thức thương hiệu là kết quả của nhận diện thương hiệu, thông qua việc xây dựng hình ảnh và tiếng nói của thương hiệu trên thị trường. Nhận diện thương hiệu đóng vai trò như một liên kết cảm xúc và lý trí giữa thương hiệu và khách hàng, tạo ra thói quen mua sắm thường xuyên và có thể biến họ thành khách hàng trung thành.

Xây dựng nhận diện thương hiệu thường dựa trên giá trị hình ảnh, giọng văn và tiếng nói, sao cho người tiêu dùng bị thuyết phục và dành nhiều thiện cảm cho thương hiệu ngay từ ấn tượng đầu tiên. Branding là một chuỗi các hành động giúp khách hàng có đủ nhận thức về hình ảnh, vai trò và giá trị của thương hiệu. Do đó, xây dựng nhận diện thương hiệu là một trong những kết quả tích cực nhất mà branding mang lại.

Mời bạn đọc thêm: Bộ nhận diện thương hiệu là gì? Các yếu tố tạo nên sự khác biệt

Tự tạo nên quảng cáo truyền miệng với hiệu quả cao

Quảng cáo truyền miệng (Word of mouth marketing) đóng vai trò như một điểm tựa hoặc một chiếc đòn bẩy, là phương pháp marketing không tốn kém hoàn hảo để tăng tốc độ nhận thức thương hiệu nhanh chóng. Branding cải thiện nhận thức của khách hàng hiện tại, xây dựng nhận thức tích cực nơi khách hàng tiềm năng và tạo dựng thói quen chia sẻ những câu chuyện tích cực về thương hiệu.

Quảng cáo truyền miệng
Quảng cáo truyền miệng là phương thức marketing không tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao

Xây dựng lòng tin thương hiệu không chỉ giữ chân khách hàng, mà còn giúp hình thành sự tin tưởng đến mức khách hàng muốn kể cho mọi người xung quanh nghe về thương hiệu của bạn bằng những ngôn từ tốt đẹp nhất. Khi đó, branding giúp khách hàng trung thành có thêm thông tin để kể tiếp những câu chuyện tuyệt vời về thương hiệu.

Quảng cáo đúng với Insight để chinh phục khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là những người đang có mong muốn trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, nhưng chưa chắc sẽ chọn tin tưởng thương hiệu của bạn. Branding đảm bảo rằng khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng thực sự dù mức độ cạnh tranh thị trường rất lớn, và tiếp tục duy trì kết nối để biến khách hàng thực sự thành những người hâm mộ đích thực của thương hiệu.

Chạm tới insight  thông qua branding có nhiều giải pháp, từ nghiên cứu hiệu ứng thị giác hay tâm lý màu sắc trên bản thiết kế logo, đến việc hình thành văn hóa ứng xử với khách hàng cho đội ngũ nhân viên của thương hiệu.

Branding khách hàng tiềm năng
Branding góp phần tạo nên lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu

Mỗi hạng mục nhỏ nhất trong quá trình xây dựng thương hiệu đều có khả năng kết nối cảm xúc với khách hàng. Nhận thức về thương hiệu dẫn đến hình thành hành vi của khách hàng, tạo chiều sâu cảm xúc khi trải nghiệm sản phẩm, và cuối cùng là lòng trung thành với thương hiệu.

Branding như thế nào là hiệu quả? 

Các công ty thường áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để phát triển và hình thành brand. Chung quy lại, việc xây dựng thương hiệu bao gồm các yếu tố sau:

  • Đặc trưng thương hiệu
  • Giá trị cốt lõi: bao gồm mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và nguyên tắc hướng dẫn của thương hiệu
  • Vị trí thương hiệu
  • Định vị thương hiệu
  • Nhận diện thương hiệu: tên thương hiệu, gương mặt đại diện, thiết kế (logo, màu sắc, kiểu chữ, v.v.). 

Cần thiết lập kế hoạch truyền thông thương hiệu bài bản, cập nhật xu thế thời đại và nắm bắt được mong muốn của người dùng để đưa brand đến gần hơn với khách hàng và cho phép các đối tượng khác nhau trải nghiệm.

Branding truyền thông
Truyền thông là bước không thể thiếu khi thực hiện Branding

Một số ví dụ như:

  • Thiết kế trang web và tổ chức sự kiện trực tuyến
  • Email marketing, quảng cáo trên mạng xã hội, quảng cáo trên TV, đài phát thanh, tạp chí, quảng cáo ngoài trời
  • Thiết kế sản phẩm và bao bì
  • Trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng
  • Tài trợ và hợp tác
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng
  • Trải nghiệm không gian làm việc và phong cách quản lý.

W2O vừa chia sẻ đến bạn những kiến thất cần thiết về Branding, giải đáp những thắc mắc Branding là gì? Brand là gì? phân biệt Branding với Brand. Bên cạnh đó là giải thích sự quan trọng của Branding và cách thực hiện sao cho hiệu quả.