Trong bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào, khả năng, sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm luôn là những yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, trong con mắt của nhà tuyển dụng, sự tự tin của ứng viên cũng góp phần quyết định bạn có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty đó hay không. Để có được điều này, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng và học hỏi từ những người đi trước. Dưới đây là 9 mẹo nhỏ cho một cuộc phỏng vấn thành công, được đúc kết từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự.
1. Đừng đặt lịch hẹn vào thứ Hai hoặc thứ Sáu
Bạn có từng nghĩ rằng thời gian phỏng vấn là không quá quan trọng? Nếu đã từng, thì bạn đã sai! Các nhà tâm lý học và chuyên gia tuyển dụng cho rằng, thời gian hoàn hảo cho một cuộc phỏng vấn là Thứ ba, từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Đây là thời điểm mà những gì tốt nhất bạn thể hiện đều được nhà tuyển dụng tập trung và quan tâm nhất.
Lý do là vì, thứ hai là một ngày vất vả cho tất cả mọi người, và bộ phận nhân sự cũng không ngoại lệ. Còn vào thứ sáu, mọi người đều nghĩ về cuối tuần. Vì vậy, bạn nên đặt lịch hẹn vào giữa tuần, miễn là không phải vào buổi sáng sớm.
2. Lưu ý về giày cao gót
Trang phục là một yếu tố được nhắc đến rất nhiều trong các cuộc phỏng vấn. Màu sắc quần áo có tác động lớn đến cách người khác cảm nhận về bạn. Ví dụ: nếu mặc một bộ đồ màu xanh hoặc nâu; điều đó đồng nghĩa với việc, bạn là một ứng viên nghiêm túc.
Trong khi đó, màu cam không phải là một ý hay và sẽ tạo khoảng cách giữa bạn và nhà tuyển dụng.
Nhưng màu sắc không phải là điều duy nhất mà bạn cần ghi nhớ!!
Ngoài ra, giày cao gót là một trợ thủ đắc lực. Có một tâm lý dễ hiểu như sau: người mang giày cao gót trông giống như các chuyên gia và nhà lãnh đạo. Vì vậy, nếu bạn muốn ứng tuyển vào một vị trí có mức lương cao trên chục triệu, thì nên chọn cho mình đôi giày cao gót “hoành tráng” nhất.
3. Tạo thiện cảm bằng phong cách ăn mặc
Trong tâm lý học, có một thuật ngữ được gọi là củng cố tích cực. Có nghĩa là, khi bạn sẵn sàng làm theo một đặc điểm của người khác, bạn sẽ nhận được phản hồi tích cực từ họ. Bạn có thể sử dụng hiệu ứng này để tạo ra thiện cảm trước nhà tuyển dụng.
Hơn nữa, chúng ta dễ dàng có cảm nhận tốt đối với những thứ tương đồng với mình. Đây chính là hiện tượng “sự hấp dẫn tương tự”.
Bạn nên tìm hiểu trước về sở thích, gu ăn mặc, âm nhạc hay sách của người phỏng vấn và thể hiện sự tán thành, đồng quan điểm với người ấy. Vô hình chung, ấn tượng tốt sẽ được nhà tuyển dụng ghi nhớ, kể cả khi bạn không phải là ứng viên hoàn hảo nhất.
4. Một nụ cười có thể phá hỏng ấn tượng, ngay cả khi bạn là người chuyên nghiệp
Nụ cười là yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp, nhưng cười sao cho đúng thì không phải ai cũng biết. Các nhà tuyển dụng không thích những người có nụ cười quá rộng. Và đây không phải là chủ ý của họ, nó hoàn toàn là vấn đề của tâm lý học. Một người cười quá nhiều thường được cho là thiếu nghiêm túc.
Loại công việc duy nhất mà người hay cười có lợi thế là làm việc với nhiều người (ví dụ như trong ngành bán hàng). Trong tất cả các lĩnh vực khác, các thợ săn đầu người muốn tìm một người có khuôn mặt nghiêm túc.
5. Mẹo thông minh khi trả lời các câu hỏi từ CV
Trong các công ty lớn, các nhà tuyển dụng phải thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn và tất cả đều giống nhau. Thường thì các nhân viên tương lai trả lời các câu hỏi mà họ mong muốn được nghe, vì vậy, cuộc phỏng vấn kết thúc quá suôn sẻ và hoàn hảo. Do đó, không có nhiều sự khác biệt và bạn cũng sẽ không nổi bật lên trong rất nhiều người giống nhau.
Nhưng có một bí quyết giúp bạn ‘tỏa sáng’ trước mắt người phỏng vấn. Chìa khóa là bạn phải tự tin nói: “Hãy để tôi nói với bạn điều gì đó không có trong CV của tôi”. Đương nhiên, khi nghe câu này, nhà tuyển dụng chắc chắn phải rất tò mò muốn nghe câu chuyện của bạn.
Hãy biến bản thân trở nên độc đáo, hãy trở thành một người kể chuyện giỏi, khơi gợi ra những điều thú vị và bạn cũng sẽ được nhìn bằng một ánh mắt khác.
6. Thủ thuật nói chuyện đặc biệt giúp bạn thu được quyền lợi
Tất cả mọi người đều thích thú khi ai đó chăm chú lắng nghe họ. Nhà tuyển dụng cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên sử dụng kỹ thuật gọi là nghe phản xạ . Đó là một chiến lược giao tiếp bao gồm 3 bước: lặp lại, đồng ý và thêm vào. Việc nghe và gật đầu chỉ cho thấy bạn hiểu thông tin, điều cần có ở đây là thể hiện quan điểm và bản lĩnh của bản thân một cách thuyết phục. Dưới đây là một ví dụ bạn có thể tham khảo:
Nhà tuyển dụng: Công việc này yêu cầu làm việc 8 tiếng mỗi ngày từ thứ Hai đến thứ Sáu. Nhưng đôi lúc, em phải chịu khó làm thêm vào cuối tuần. Đương nhiên là bên anh sẽ trả lương ngoài giờ. Em hiểu chứ?
Bạn: Vậy nghĩa là, trong tuần thì em làm việc cố định, nhưng thỉnh thoảng thì có thêm vài buổi làm ngoài giờ, đúng không anh? (lặp lại). Đương nhiên là em chấp nhận được (đồng ý). Nhưng em sẽ cố gắng làm thật tốt để giải quyết mọi việc theo đúng lịch trình để không phải làm thêm (thêm vào).
Đó là sự khác biệt, không chỉ giao tiếp tốt, bạn phải thể hiện sự thông minh. Chiến lược này sẽ cho phép bạn trở thành một bậc thầy đàm phán thực sự. Bạn sẽ thỏa thuận được những quyền lợi xứng đáng với năng lực của bản thân.
7. Ảnh trên CV phải có một chút độc đáo
Quan niệm ảnh CV là phải nghiêm túc, chỉnh tề không phải lúc nào cũng đúng. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phụ nữ có ảnh CV phá cách, độc đáo có khả năng tìm việc thành công cao hơn phần còn lại đến 19 lần. Tất nhiên, bạn cũng không nên đi quá xa. Cần hiểu rằng, nếu một thợ săn đầu người buộc phải lựa chọn giữa một người phụ nữ mặc áo sơ mi kín cổng cao tường và một người ăn mặc cá tính, phóng khoáng, thì rất có thể người thứ hai được chọn.
Quy tắc này không bị ảnh hưởng bởi lĩnh vực làm việc, mà được áp dụng trong tất cả các loại ngành nghề, từ kế toán đến bán hàng.
8. Luôn có một khu vực thu hút trên khuôn mặt
Thu hút sự chú ý của người phỏng vấn là một mẹo hữu ích. Trong chúng ta, ai cũng muốn mọi thứ của mình trở nên hoàn hảo. Nhưng trong cuộc trò chuyện, nhà tuyển dụng thường vô tình tập trung vào hình tam giác của “đôi mắt, mũi và môi.” Bạn nên thư giãn cơ mặt và trang điểm nhẹ vì như vậy mới giữ được sự chú ý. Trái lại, nhăn mặt hay trang điểm quá đậm chỉ khiến người phỏng vấn không thể ghi nhớ những thông tin quan trọng về bạn. Chìa khóa thành công chính là sự tự nhiên và tinh tế.
9. Những gì bạn làm khi chờ phỏng vấn cũng ảnh hưởng đến kết quả
Những gì bạn làm sẽ bộc lộ con người bạn trước người khác. Trong một cuộc phỏng vấn xin việc, mọi điều nhỏ nhặt đều quan trọng: bạn bị theo dõi ngay cả khi chờ đợi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Các chuyên gia tuyển dụng khuyên rằng, không nên nói chuyện điện thoại hoặc uống cà phê. Những việc này cho thấy bạn không thật sự tập trung và nghiêm túc. Và bạn cũng không biết khi nào nhà tuyển dụng sẽ xuất hiện.
Tốt hơn hết là hãy chuẩn bị một bàn tay luôn sẵn sàng đáp lại cái bắt tay của chuyên viên tuyển dụng. Điều này tạo ra hình ảnh tự tin, nhiệt tình và chuyên nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng có thể trò chuyện xã giao với thư ký hoặc đọc một số tạp chí trong lúc chờ đợi.
Có được một công việc tốt chưa bao giờ là dễ dàng vì nó đòi hỏi ứng viên phải thể hiện phiên bản tốt nhất của mình từ phong cách, kỹ năng, trình độ cho đến sự tự tin. Tất cả những điều này đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư không hề nhỏ từ bạn.
Trên đây là 9 kinh nghiệm phỏng vấn giúp bạn phỏng vấn thành công. Hy vọng bài viết này có thể giúp ích bạn trong quá trình xây dựng sự nghiệp.
Xem thêm: 9 món đồ trang trí bàn làm việc độc đáo