Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, được nhiều cá nhân và tổ chức lựa chọn. Tuy nhiên, để bắt đầu hoạt động, việc tìm hiểu chi phí và quy trình thành lập công ty hợp danh là điều không thể bỏ qua. Trong bài viết này, W2O sẽ cung cấp thông tin chi tiết, dễ hiểu về chi phí cần thiết cũng như các thủ tục pháp lý để thành lập công ty hợp danh trong năm 2025.
Công ty hợp danh là gì?
Dựa theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh gồn các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các nghĩa vụ của công ty (cần có ít nhất 02 thành viên đồng sở hữu và cùng kinh doanh dưới một tên chung).
Ngoài ra, có thể có thêm thành viên góp vốn, những người chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã cam kết. Công ty có tư cách pháp nhân từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Loại hình này công ty này không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Điều kiện hợp lệ để thành lập công ty hợp danh
Trụ sở chính đăng ký thành lập công ty hợp danh
Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, trụ sở chính đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh cần đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020:
- Nằm trong lãnh thổ Việt Nam.
- Xác định rõ theo địa giới hành chính.
- Có số điện thoại, số fax và email liên hệ (nếu có).
- Là địa chỉ liên lạc chính thức của công ty hợp danh.
Đối tượng được phép thành lập công ty hợp danh
Như đã nêu ở trên, công ty hợp danh bao gồm hai nhóm thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Trong đó, thành viên hợp danh là thành phần bắt buộc (tối thiểu phải có 02 thành viên đồng sở hữu công ty).
Theo Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020, người có quyền thành lập công ty hợp danh chính là các thành viên hợp danh. Đây cũng là những người đại diện theo pháp luật của công ty, thực hiện việc quản lý, kiểm soát hoạt động, nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch, ký hợp đồng và tham gia hoạt động kinh doanh thuộc ngành nghề đăng ký.
Yêu cầu về tên của công ty hợp danh
Tên của công ty hợp danh cần tuân thủ các quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:
- Sử dụng các chữ cái thuộc bảng chữ cái tiếng Việt, kèm theo các chữ F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu khác.
- Tên chi nhánh phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh”; văn phòng đại diện phải có cụm từ “Văn phòng đại diện”…
- Không được trùng lặp với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký bằng tiếng Việt.
- Không gây nhầm lẫn (bao gồm cách đọc giống nhau, hoặc viết tắt trùng lặp…).
Xem thêm: Hướng dẫn cách thành lập công ty online chi tiết 2025
Chi tiết các thủ tục thành lập công ty hợp danh 2025
Để thành lập công ty hợp danh, các cá nhân hoặc tổ chức cần tiến hành theo trình tự sau:
Chuẩn bị giấy tờ/hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh
Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp hiện hành, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty hợp danh bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách các thành viên.
- Điều lệ công ty.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài).
- Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của từng thành viên.
Hưỡng dẫn cách nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh có thể nộp qua một trong ba phương thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Gửi qua bưu điện tới Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Nộp trực tuyến qua mạng điện tử.
Khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử, giá trị pháp lý tương đương với hồ sơ bản giấy, nhưng phải đảm bảo đầy đủ các quy định pháp luật.
- Hồ sơ đăng ký được nhập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
- Sau đó, thông tin trong hồ sơ được kiểm tra và cập nhật lên hệ thống, các văn bản sẽ được số hóa và lưu trữ.
Chờ đợi thời gian cơ quan giải quyết thủ tục
- Theo khoản 5 Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nếu không thể đến nhận trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể đăng ký nhận Giấy chứng nhận qua bưu điện bằng cách nộp phí theo quy định.
Chi phí dự kiến để thành lập công ty hợp danh
Theo Thông tư 47 năm 2019, lệ phí đăng ký thành lập công ty hợp danh là 50.000 đồng/lần, cùng với 100.000 đồng/lần dành riêng cho phí công bố thông tin.
Công việc sau khi thành lập công ty hợp danh
Tiến hành công bố thông tin sau khi thành lập
Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh cần thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp ngay trong quá trình đăng ký kinh doanh. Nội dung công bố bao gồm ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký, và không phải tách riêng thành một thủ tục như trước đây.
Thực hiện khắc dấu dành cho công ty hợp danh
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty hợp danh sẽ tiến hành khắc dấu theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp.
- Công ty có thể lựa chọn khắc dấu hoặc sử dụng chữ ký số thay thế con dấu trong các giao dịch.
- Loại dấu, số lượng con dấu, hình thức và nội dung của con dấu sẽ do công ty tự quyết định.
Câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty hợp danh
Công ty hợp danh có bắt buộc phải có tư cách pháp nhân không?
Có. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Số lượng thành viên tối thiểu và tối đa của công ty hợp danh là bao nhiêu?
Công ty hợp danh cần ít nhất 02 thành viên hợp danh và không giới hạn số lượng thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có quyền và nghĩa vụ gì khác nhau?
- Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty và tham gia quản lý.
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp và không tham gia điều hành công ty.
Cần bao nhiêu vốn điều lệ để thành lập công ty hợp danh?
Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu. Tuy nhiên, vốn điều lệ cần phù hợp với ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định (nếu có).
Công ty hợp danh có thể thay đổi thành viên hợp danh không?
Có, nhưng cần tuân thủ các điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.
Công ty hợp danh có được phát hành cổ phiếu hoặc chứng khoán không?
Không. Công ty hợp danh không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Nếu có thành viên nước ngoài, công ty hợp danh có cần giấy tờ bổ sung không?
Có. Cần bổ sung bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
Việc hiểu rõ chi phí và thủ tục thành lập công ty hợp danh không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch thành lập công ty hợp danh trong năm 2025. Nếu bạn cần thêm sự hỗ trợ hoặc giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với các chuyên gia pháp lý của W2O để được tư vấn tận tình và nhanh chóng!
Mời bạn đọc thêm: Chi tiết quy trình thành lập công ty tại Việt Nam năm 2025