Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng sinh hoạt hàng ngày của con người. Chính vì vậy, lĩnh vực kinh doanh thực phẩm luôn được đánh giá là tiềm năng và có tính ổn định cao. Vậy quy trình đăng ký thành lập công ty thực phẩm bao gồm những bước nào? W2O sẽ cung cấp tới quý khách hàng những thông tin chi tiết qua bào viết sau.
Kinh doanh thực phẩm: Lĩnh vực tiềm năng và những điều cần biết
Ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản và thiết yếu của con người, do đó kinh doanh thực phẩm luôn được xem là lĩnh vực tiềm năng. Không chỉ có khả năng mang lại lợi nhuận cao, ngành này còn có tính ổn định lâu dài vì nhu cầu ăn uống của con người không ngừng gia tăng. Các hình thức kinh doanh thực phẩm phổ biến để thành lập công ty thực phẩm hiện nay bao gồm:
Kinh doanh thực phẩm tươi sống: Các loại thực phẩm chưa qua chế biến như thịt, cá, rau củ quả.
Kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm đông lạnh, đồ ăn liền, đồ hộp.
Kinh doanh dịch vụ ăn uống: Nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, dịch vụ giao đồ ăn.
Kinh doanh thức ăn đường phố: Các món ăn nhanh phục vụ tại các khu vực công cộng.
Ngoại trừ hình thức thức ăn đường phố, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu pháp lý để đảm bảo tính hợp pháp và an toàn thực phẩm.

Xem thêm: Điều kiện và thủ tục thành lập công ty ở Việt Nam năm 2025
Điều kiện pháp lý để kinh doanh thực phẩm
Khi kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, cần chuẩn bị các loại giấy tờ và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau khi thành lập công ty thực phẩm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh thực phẩm cần được ghi rõ ràng trong giấy đăng ký.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): Bắt buộc đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Giấy xác nhận phù hợp quy định VSATTP: Dành cho các sản phẩm chức năng hoặc đồ uống đặc biệt.
- Giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy và an ninh trật tự: Đảm bảo các điều kiện an toàn.

Các điều kiện khác khi kinh doanh thực phẩm
Về cơ sở vật chất: Đảm bảo diện tích, vị trí an toàn, sạch sẽ; Hệ thống xử lý nước và chất thải đạt chuẩn; Trang thiết bị phù hợp cho từng loại thực phẩm.
Về vận chuyển: Phương tiện vận chuyển sạch, không gây ô nhiễm thực phẩm; Đảm bảo các điều kiện bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển.
Về nguồn gốc thực phẩm: Nguyên liệu phải rõ ràng nguồn gốc và đảm bảo VSATTP.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Muốn thành lập công ty thực phẩm hoặc hộ kinh doanh cần đăng ký các ngành nghề dưới đây trong hồ sơ thành lập:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Bán buôn thực phẩm. | 4632 |
2 | Bán buôn đồ uống. | 4633 |
3 | Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4722 |
4 | Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh. | 4723 |
5 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào trong cửa hàng tổng hợp. | 4711 |
6 | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào tại chợ hoặc lưu động. | 4781 |
7 | Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động. | 5610 |
8 | Dịch vụ ăn uống khác. | 5629 |
9 | Dịch vụ phục vụ đồ uống (trừ quán bar và quán giải khát có khiêu vũ). | 5630 |
Lưu ý: Khi thành lập công ty thực phẩm, vác công ty muốn nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài hoặc xuất khẩu ra quốc tế cần đăng ký thêm ngành nghề xuất nhập khẩu tương ứng. Đồng thời, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục hải quan để đủ điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khi thành lập công ty thực phẩm
Hồ sơ thành lập công ty thực phẩm
Các giấy tờ cần thiết để thành lập công ty thực phẩm bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Theo mẫu quy định của cơ quan nhà nước.
- Điều lệ công ty: Quy định cách thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập: Áp dụng đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ tùy thân: CCCD/CMND/hộ chiếu của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.
- Giấy tờ liên quan đến tổ chức góp vốn: Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Văn bản ủy quyền và bản sao giấy tờ tùy thân của người đại diện tổ chức góp vốn.
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có): Kèm bản sao giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.

Nơi nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính. Nộp online qua cổng thông tin: dangkykinhdoanh.gov.vn.
Thời gian giải quyết: 3-5 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể đầy đủ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao giấy tờ tùy thân của chủ hộ kinh doanh.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh: Hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc sổ đỏ.
- Giấy ủy quyền (nếu có): Đi kèm giấy tờ tùy thân của người được ủy quyền.
- Chứng chỉ hành nghề (nếu cần).

Hình thức nộp hồ sơ: Trực tiếp tại UBND quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Thực hiện online tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Thủ tục xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận VSATTP là bước bắt buộc để đảm bảo thành lập công ty thực phẩm thành công và sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn trước khi đưa ra thị trường.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận VSATTP:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Giấy xác nhận sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên.
- Giấy xác nhận kiến thức VSATTP của chủ cơ sở và nhân viên.
- Thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dụng cụ đảm bảo điều kiện VSATTP.
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Thời hạn cấp phép: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập công ty thực phẩm
Đăng ký cơ sở kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì?
Để đăng ký kinh doanh thực phẩm, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đăng ký hộ kinh doanh/công ty kinh doanh thực phẩm;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP). Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, bạn cũng có thể cần các giấy tờ bổ sung như giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, hoặc giấy xác nhận phù hợp với quy định về ATTP (nếu kinh doanh sản phẩm chức năng).
Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm gồm những gì?
Hồ sơ yêu cầu xin giấy phép an toàn thực phẩm để thành lập công ty thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ngành nghề thực phẩm);
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại cơ sở, do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất;
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.

Đăng ký giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu?
Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Bộ Y tế.
Tóm lại, việc thành lập công ty thực phẩm năm 2025 đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ phải tuân thủ các quy định pháp lý về đăng ký kinh doanh mà còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, từ việc xin giấy phép đến các chứng nhận cần thiết. Việc hiểu rõ các thủ tục và chủ động trong quá trình chuẩn bị sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh được các rủi ro không đáng có.
Mời bạn đọc thêm: Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty vận tải hành khách