Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là quy luật khách quan mà doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Đây chính là động lực để mỗi doanh nghiệp luôn tìm cách phát triển chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tạo ra những sản phẩm độc đáo có nhiều sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời giúp doanh nghiệp vững mạnh hơn trên thị trường nếu chịu được áp lực.

Song, “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” – khi biết xung quanh mình vẫn có đối thủ cạnh tranh để nâng cao tinh thần cảnh giác. Chắc chắn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng lên một tầm cao mới.

Đối thủ cạnh tranh là gì?

Đối thủ cạnh tranh là những đối tượng phục vụ cùng một phân khúc khách hàng, cùng thỏa mãn chung một nhu cầu của khách hàng và đưa ra thị trường cùng một chủng loại sản phẩm.

Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là một cá nhân/doanh nghiệp hoặc tổ chức có sản phẩm hoặc dịch vụ đưa ra thị trường mà chúng có khả năng thay thế hoặc làm sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn trở nên dư thừa. Khi họ cố gắng đánh bại doanh nghiệp bạn trên cuộc đua nước rút của thị trường, quá rõ ràng rằng họ chính là đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công 1

Phân loại đối thủ cạnh tranh

Có 3 loại đối thủ cạnh tranh chính là: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm năng.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây là những đối tượng tập trung kinh doanh ở cùng một dòng giá bán, cùng phân khúc khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ của họ gần như rất giống với doanh nghiệp bạn, nếu có khác phải chăng cũng chỉ là khác ở khâu phân phối sản phẩm.

Một điểm khác nữa là các hoạt động truyền thông, tiếp thị được vạch theo hướng thể hiện được cá tính hoặc tinh thần của doanh nghiệp đó. Chính vì họ trực tiếp đối đầu nên doanh nghiệp cần cẩn trọng và ra những kế sách đối đầu kịp thời trước khi để khách hàng của mình thuộc về đối thủ.

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Trong phân tích đối thủ, có thể gọi loại đối thủ cạnh tranh này là: sản phẩm thay thế. Loại đối thủ này cung cấp sản phẩm/dịch vụ khác với doanh nghiệp của bạn nhưng lại nhắm đến việc cùng giải quyết một nhu cầu của khách hàng. Chính những sản phẩm thay thế ra đời có thể làm thay đổi nhu cầu của khách hàng một cách chóng mặt.

Ví dụ điển hình là các sàn thương mại điện tử ra đời đã tác động không nhỏ đến nhu cầu và hành vi mua sắm của khách hàng; thay vì ra cửa hàng, họ chỉ cần ở nhà và thao tác thông qua các thiết bị điện tử thông minh để giao dịch mua sắm.

Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công 2

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng có thể là các đối tác, những nhà cung ứng cho doanh nghiệp bạn. Đó cũng có thể là những công ty con trong quá trình khởi nghiệp, chuẩn bị gia nhập thị trường. Doanh nghiệp cần lưu ý đến những đối thủ tiềm năng bởi họ có thể tiếp thu tinh hoa, chất xám cũng như rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước. Những thứ mà doanh nghiệp bạn từng làm chính là một cơ hội phát triển lớn và bứt phá đối với họ.

Tại sao phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?

Dù muốn hay không bạn vẫn phải thừa nhận một điều: đối thủ cạnh tranh của bạn vẫn đã và đang tồn tại ngoài thị trường, đương nhiên: khách hàng của bạn là điều mà họ luôn luôn thèm khát. Nếu bạn không muốn vuột mất cơ hội và chỗ đứng trên thị trường, bạn buộc lòng phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh xung quanh bạn.

Bằng cách luôn để mắt theo dõi đối thủ cạnh tranh, nắm được mình cần phải nghiên cứu cái gì từ đối thủ, nhờ đó bạn có thể nắm được hành vi của họ trong những đường đi nước bước tiếp theo. Sau đó lên các chiến lược để giữ chân khách hàng khỏi sự “để mắt” và “tấn công” của đối thủ cạnh tranh. Đồng thời qua việc hiểu biết về đối thủ cạnh tranh giúp bạn vẽ ra được bức tranh tổng quan của thị trường và ngành mà doanh nghiệp bạn đang đặt làm mục tiêu nhắm tới.

Từ đối thủ cạnh tranh cũng là cơ hội để doanh nghiệp bạn nhìn nhận lại những điểm mạnh/yếu trong doanh nghiệp. Kết hợp các yếu tố vi mô/vĩ mô để xác định những thách thức gần nhất phải đối mặt, tìm ra điểm khác biệt so với đối thủ. Triển khai các kế hoạch một cách nhanh chóng, hướng đến mục tiêu ổn định và phát triển trong tương lai.

Nghiên cứu thông tin từ đối thủ cạnh tranh để thành công 3

Kết luận

Dù ở mô hình kinh tế nào thì các doanh nghiệp vẫn phải vận hành theo quy luật khách quan của nền kinh tế: đối đầu với đối thủ cạnh tranh. Chấp nhận việc có đối thủ cạnh tranh chính là có những “bài kiểm tra” tinh thần cũng như năng lực của doanh nghiệp. Hãy chấp nhận cạnh tranh để luôn đặt doanh nghiệp vào hướng tích cực học hỏi, hoàn thiện và tăng hiệu quả công việc.

Qua bài viết này Dịch vụ văn phòng ảo hi vọng đã giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát và bổ ích về đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Từ đó đề ra những chiến lược phù hợp để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng.