Các bước nghiên cứu và phân tích cơ hội kinh doanh

cơ hội kinh doanh

Khi mới bắt đầu đứng ra tự khởi nghiệp, bạn có từng rơi vào trường hợp không biết bán gì, cơ hội kinh doanh ra sao cho hiệu quả không? Bạn đang vùi mình vào trong những rối bời đó thì sau đây VPA sẽ gợi ý cho bạn các bước sau để tìm thấy cơ hội kinh doanh hiệu quả cho bản thân nhé!

1. Tìm kiếm cơ hội kinh doanh từ những nơi quen thuộc, đồ vật đơn giản

Một ý tưởng kinh doanh hay không cần nhất thiết phải có nhiều tiền, tâm huyết hay một người tư duy quá thông minh. Các cơ hội, ý tưởng kinh doanh thiết thực thường được dựa trên những cảm xúc do chính bạn tự trải nghiệm. Chỉ có những sự vật, sự việc quen thuộc hằng ngày ở ngay bên cạnh bạn mới khiến bạn ngay lập tức hiểu được mối quan hệ thiết thực của nó với chính bản thân mình, cũng như trong cuộc sống, để từ đó bạn đưa ra được phán đoán, sự tự tin và sự sáng tạo.

          >>> Xem thêm: 49 ý tưởng kinh doanh dành cho nhà khởi nghiệp

2. Nhận biết cơ hội từ những điều nhỏ bé

Đừng nghĩ ý tưởng là một điều gì đó cao xa, nó có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất xung quanh bạn. Các phương thức để tìm ra một ý tưởng kinh doanh độc đáo đều khởi nguồn từ đó, bởi vì những việc càng nhỏ sẽ khiến cho bạn càng dễ nắm bắt một cách rõ ràng, hiểu được và tìm ra những đường đi nước bước, thấy được các lợi thế cạnh tranh từ trong chúng.

Việc làm tiếp theo của bạn là chỉ cần xây dựng hình tượng và hình ảnh, giúp người khác nhận ra được các yếu tố nhỏ đó chính là một trong những vấn đề của nhiều người và đưa ra hướng giải quyết cho họ, chắc chắn những điều đó sẽ làm cho bạn thành công.

cơ hội kinh doanh

3. Phân tích các tình huống mua hàng và phân khúc người tiêu dùng

Để hiểu nhu cầu của bạn, bạn phải xác định được phân khúc người tiêu dùng của ngành hàng mà bạn kinh doanh. Những đặc điểm này có thể là tuổi tác, giới tính, vị trí, sở thích. Khi bạn phân tích được mặt hàng kinh doanh của bạn phù hợp với phân khúc khách hàng nào thì bạn đã nắm được một trong những yếu tố dẫn đến sự hiệu quả trong kinh doanh.

Tiếp theo, bạn phải phân tích các tình huống mua hàng của phân khúc khách hàng mà bạn đã xác định được. Các tình huống mua hàng cũng phải được kiểm tra để khám phá các cơ hội mở rộng. Bạn nên đặt ra cho mình các câu hỏi khi phân tích, và từ đó trả lời các câu hỏi để xác định được hành vi mua hàng của khách hàng tiềm năng, ví dụ như:

  • Khi nào mọi người mua sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi?
  • Tại sao khách hàng phải chọn sản phẩm, dịch vụ của tôi?
  • Các yếu tố quyết định mua hàng của khách hàng là gì?

Nhìn vào các kênh phân phối, các phương thức thanh toán và tất cả các trường hợp khác liên quan tới các quyết định mua hàng có thể cho bạn thấy cách người tiêu dùng mua hàng là cách bạn có thể định vị sản phẩm của mình trên thị trường một cách thích hợp. Cung cấp nhiều sự lựa chọn mua sắm mới có thể mang lại cơ hội kinh doanh nhiều hơn từ chính khách hàng tiềm năng của bạn.

phân tích

4. Nghiên cứu và phân tích thị trường

Bên cạnh việc phân tích và tìm hiểu phân khúc khách hàng, nhu cầu mua hàng, điều quan trọng tiếp theo là nghiên cứu thị trường. Biết được những đối thủ hiện tại đang hoạt động trên thị trường nơi bạn đang cạnh tranh khi đánh giá cơ hội. Bạn liệt kê ra những câu hỏi và bắt đầu nghiên cứu những câu hỏi đánh hỏi một cách khách quan nhất đó là:

  • Các sản phẩm và thương hiệu cùng ngành nào đang dẫn đầu thị trường? Lý do tại sao?
  • Các đối thủ cạnh tranh cung cấp là gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Ngoài việc phân tích thị trường ở Việt Nam, bạn cũng xem xét nghiên cứu thêm thị trường ở nước ngoài. Việc khám phá ra nhiều nhiều thị trường ở các quốc gia khác nhau có thể dẫn đến nhiều cơ hội khác nhau. Có thông tin về quy mô thị trường và đối thủ cạnh tranh ở các nước khác sẽ giúp cho bạn ước tính được tiềm năng kinh doanh của mặt hàng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét có nên mở rộng mặt hàng kinh doanh, phân tích các sản phẩm và dịch vụ bổ sung khác liên quan đến mặt hàng chính bạn dự định kinh doanh. Loại phân tích này giúp thiết lập lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh gián tiếp và cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các cơ hội tăng trưởng bổ sung.

ý tưởng kinh doanh

5. Sử dụng phương pháp SWOT để xác định các cơ hội kinh doanh

Phân tích SWOT (Strength, Weakness, Opportunity, Threat) là một trong những phương pháp phân tích phổ biến nhất. Phương pháp này tập trung vào bốn yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn: điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, cơ hội và mối đe dọa đối mặt với nó.

Phương pháp SWOT thường cung cấp cho bạn thông tin có giá trị về doanh nghiệp của bạn và có thể giúp bạn xác định các cơ hội và triển vọng mới mà bạn có khả năng khai thác.

Kết

Trên đây là các bước phân tích sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đạt được một cái nhìn tổng thể và các cơ hội và tạo ra những bản kế hoạch kinh doanh chiến lược dài hạn. Một khi bạn xác định được cơ hội kinh doanh, bạn cần phải di chuyển nhanh chóng, phát triển đề xuất giá trị, lập kế hoạch ước tính chi phí, doanh thu, dòng tiền và nhu cầu tài chính.

          >>> Xem thêm: Slogan là gì? Tại sao slogan đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *